ClockThứ Ba, 21/05/2019 06:00

Không chỉ vì thương hiệu Đông Ba...

TTH - Ngược với những gì mong đợi, khách đã không may mắn được gặp những nụ cười, những tiếng dạ - thưa...

Trưng bày hình ảnh chợ Đông Ba xưa và nayTiểu thương là chủ thể làm xanh - sạch - sáng chợ Đông Ba

 An toàn - Trật tự - Uy tín - Thân thiện - Sạch đẹp là mục tiêu xây dựng của chợ Đông Ba

Mới đây, một đoàn khách từ thành phố láng giềng đã đến Huế du lịch, trong chương trình họ đã ghé thăm chợ Đông Ba. Họ đến không chỉ để mua sắm, mà còn mong được trải nghiệm cùng nhịp sống nơi ngôi chợ có tuổi đời hơn trăm năm của Huế. Để được thấy nụ cười dễ thương, tiếng dạ, tiếng thưa ngọt lịm thoát ra từ đôi môi của những “o Huế”. Và cũng để được thưởng thức “cả trời ẩm thực” mà họ từng nghe, từng ao ước...

Thế nhưng, ngược với những gì mong đợi, họ đã không may mắn được gặp những nụ cười, những tiếng dạ - thưa mà thay vào đó là sự chèo kéo, nguýt lườm, thậm chí cả những lời chì chiết khó nghe vì đã “không chịu ghé vào”, “không chịu mua hàng” của các o ấy.

Tìm đến gian hàng ẩm thực, chỗ ngồi thì nhếch nhác, ẩm ướt; chén đũa thì “bẩn bẩn” thế nào. Cũng có thể do họ xui xẻo, bởi khi ghé vào đúng lúc trời Huế đổ mưa. Chảy, dột, lép nhép bùn đất là điều khó tránh. Ra đến khu WC thì quang cảnh chết khiếp trong mắt họ. Kẹt quá phải nín thở mà đi. Thế mà vẫn phải nộp phí mới bi hài.

Một lần ghé Đông Ba, với đoàn khách nọ, như họ nói, là một lần “nhớ đời”. Và họ tự hứa sẽ không bao giờ quay lại. Một trong số họ đã không thể nén được lòng, đã gõ mấy dòng chia sẻ trên FB, như một cách để vơi bớt sự bực dọc. Nhiều người đọc được, thấy buồn cho Huế. Và chắc hẳn, người chuẩn bị chọn Huế đến chơi cũng không khỏi phân vân...

Chưa biết độ chính xác là bao nhiêu phần trăm, nhưng những ai từng đã đi chợ thì sẽ tin những gì mà các vị khách kia phàn nàn chắc chắn là có. Đắng đấy, xót đấy, nhưng theo chúng tôi, cần nên vui vẻ và bình tĩnh tiếp nhận, soi lại mình.

Gió mưa gây nhếch nhác, ướt át là điều bất khả kháng do chợ đã quá xuống cấp. Điều này tỉnh đã thấy và đang tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để có thể tái thiết cho ngôi chợ trở nên đẹp đẽ, thoáng rộng, sắp xếp hợp lý, khoa học hơn. Có thể không phải là nay mai, nhưng chắc chắn, chợ Đông Ba mới sẽ là câu chuyện có thực trong một ngày không còn xa nữa. Riêng câu chuyện về thái độ mua bán, ứng xử của một số chị em tiểu thương là điều phải bàn.

Thời gian qua, thành phố, Ban quản lý (BQL) chợ đã có rất nhiều nỗ lực kêu gọi chị em tiểu thương sát cánh chung tay xây dựng chợ Đông Ba là "Chợ An toàn- Trật tự- Uy tín- Thân thiện- Sạch đẹp". Vào một số ngày lễ, tết, festival, BQL chợ vận động chị em tiểu thương hưởng ứng mặc áo dài, vừa tạo ấn tượng cho ngôi chợ truyền thống, vừa như một cách nhắc nhở tự nhiên đối với chị em về lối ứng xử của người phụ nữ Huế. Tuy nhiên, một sự chuyển biến rộng khắp, bền vững trong cộng đồng tiểu thương Đông Ba dường như vẫn là vấn đề còn để ngỏ. Đơn cử một thực tế là ngay cả người Huế, đến tận bây giờ, hễ nghe có người đi Đông Ba là lại nhắc nhau cẩn thận mặc cả “kẻo hớ” (!??).

Sửa đổi một số ứng xử không hay vẫn thường làm buồn lòng “thượng đế”, suy cho cùng, chẳng mất tiền mất bạc gì hết, nhưng là vì “quán tính”, vì “thói quen” nên là việc không hề đơn giản. Không đơn giản nhưng cũng phải làm. Làm không chỉ vì uy tín, thương hiệu của Huế, của chợ Đông Ba, mà trước hết còn là vì chính sinh kế của bà con tiểu thương. Bởi, trong nền kinh tế thị trường, nhiều siêu thị lớn nhỏ đang đua nhau rộ nở, hàng hóa uy tín chất lượng, giá cả niêm yết rõ ràng, không gian mát rượi máy lạnh, khách thoải mái chọn lựa tùy thích. Bối cảnh đó, chợ Đông Ba nếu không thay đổi, thiếu thân thiện, thiếu văn minh thì liệu về lâu dài có trụ được trong cuộc cạnh tranh ấy, cho dù ngôi chợ có được đầu tư xây mới, to đẹp đến thế nào đi nữa...

Bài, ảnh: Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù

Chiều 12/3, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Mua bán trái phép chất mua túy” đối với hai bị cáo Trần Viết Thanh và Nguyễn Thị Anh Thi (cùng SN 2000, là vợ chồng, cùng trú tại phường Thuận Hòa, TP. Huế).

Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù
Nụ cười Đông Ba

Mệ Hoàng Thị Khanh, 81 tuổi, buôn bán cau trầu ở chợ Đông Ba kể, trước năm 1975, tiểu thương đều mặc áo dài, và Đông Ba như một xứ Huế thu nhỏ, là nơi gìn giữ bản sắc của di sản văn hóa Huế. Đôi khi khách phương xa đến Huế, ra chợ Đông Ba, cốt chỉ để được nghe rặt tiếng Huế của các dì, các mệ.

Nụ cười Đông Ba
Khai mạc chương trình “Chợ Đông Ba- Xuân yêu thương”

Sáng 3/2, Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba tổ chức khai mạc chương trình “Chợ Đông Ba – Xuân yêu Thương” năm 2024 tại khu vực mặt tiền chợ. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định cùng bà con tiểu thương, các thầy cô giáo và học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản.

Khai mạc chương trình “Chợ Đông Ba- Xuân yêu thương”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top