ClockThứ Hai, 30/03/2015 15:56

Không chủ quan với dịch bệnh

TTH - Hiện là lúc giao mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển, nhất là bệnh cúm, hô hấp, sởi, tiêu chảy... Việc chủ động phòng, chống dịch bệnh luôn được quan tâm.

Học sinh vệ sinh môi trường, góp phần giảm nguy cơ bùng phát các ổ dịch bệnh ở địa phương

Các tuyến đều ổn

Là địa bàn thấp trũng, nằm ven biển đầm phá-nơi nguy cơ phát sinh dịch bệnh theo mùa cao, những năm gần đây Phú Lộc luôn quan tâm chủ động phòng dịch. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Huynh, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Lộc, từ trước dịp Tết Ất Mùi đến nay, cùng với công tác khám, chữa bệnh cho người dân, trung tâm y tế huyện thực hiện tốt tuyên truyền vận động người dân các xã, thị trấn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng. Cùng với đó, duy trì công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chế độ trực, đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Từ việc chủ động phòng, chống dịch bệnh thời gian qua, trên địa bàn huyện không có dịch lớn, các ổ dịch nhỏ, như đau mắt, sốt vi rút, cúm đều được phát hiện, điều trị kịp thời.

Bác sĩ CK II Hoàng Văn Thám, Giám đốc Bệnh viện Chân Mây cho biết: Tình hình dịch bệnh ở phía nam tỉnh gần đây khá ổn định, mỗi tháng chỉ một vài bệnh xuất hiện rải rác. So với thời điểm này năm trước, số ca bệnh giảm hẳn. Tuy nhiên, với thời tiết giao mùa, mưa ẩm sang khô nóng là tiềm ẩn nguy cơ gây dịch bệnh. Bác sĩ Thám cho rằng, thông thường các vùng ven phá, giáp biển, các dịch bệnh mùa xuân-hè thường xảy ra, diễn biến phức tạp. Do đó, ngoài sự chủ động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng, người dân cần cảnh giác trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và trẻ nhỏ.

Con số được ghi nhận từ 9 trung tâm y tế huyện, thị, thành phố, trong 3 tháng đầu năm 2015 chỉ xảy ra 7 trường hợp sốt xuất huyết, 1 trường hợp dịch tay-chân- miệng ở Phú Vang; các dịch cúm gia cầm khác không xảy ra.

Không chủ quan

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh vừa phối hợp với ban ngành chức năng tổ chức 5 lớp tập huấn công tác y tế trường học năm 2015 cho tất cả cán bộ y tế của các trường toàn tỉnh với chuyên đề “Chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh học đường...” nâng cao kỹ năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vệ sinh phòng dịch cho học sinh và cộng đồng nơi cư trú. Ngoài chủ động nguồn vật tư xử lý dịch bệnh, mỗi huyện được trang bị 10 máy phun hoá chất, và 152 xã, thị trấn được trang bị máy phun và có cán bộ trực tiếp tham gia phun khi dịch xảy ra. Trên địa bàn đã thành lập 5 đội cơ động tuyến tỉnh và 18 đội tuyến huyện; mỗi đội từ 4-5 người nhằm chủ động phát hiện xử lý, dập dịch khi xảy ra.

Ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho rằng, dù đạt kết quả cao trong phòng, chống dịch bệnh nhưng không nên chủ quan. Hiện, thời tiết ấm lên cùng với độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, côn trùng truyền bệnh, vi sinh gây bệnh phát triển. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp, tiêu hoá và một số bệnh, như sốt xuất huyết, thuỷ đậu… Việc chủ động phòng dịch, giám sát, phát hiện kịp thời các ca bệnh có thể lây lan thành dịch là hết sức quan trọng.

Theo ông Sơn, để phát hiện kịp thời ca bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chỉ đạo các trung tâm y tế tăng cường giám sát các bệnh viện và cộng đồng. Cán bộ trung tâm trong quá trình giám sát tại cơ sở trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn tuyến huyện, tuyến xã theo hình thức “xoá trắng ổ dịch”. Đặc biệt, trung tâm đã chỉ đạo các cơ sở chủ động phun hoá chất phòng dịch ở 20 xã có nguy cơ cao trên địa bàn-nơi có mật độ ruồi muỗi, ổ dịch cũ gây phát sinh dịch cao; đồng thời phối hợp khoanh vùng, xử lý triệt để.

Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện chủ động bố trí khu vực cách ly, sẵn sàng về chuyên môn để tiếp nhận bệnh nhân nhằm hạn chế lây lan khi có ca nghi ngờ. Về phía chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cũng đã vào cuộc trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường, tổ chức khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm được nhiều nơi phát động. Ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền người dân ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các lễ hội, bữa ăn tập thể...

Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top