ClockChủ Nhật, 16/08/2015 08:47

Không chủ quan với thiên tai

TTH - Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân quản lý địa bàn biên giới qua 3 xã Hồng Trung, Hồng Vân và Hồng Thuỷ (huyện A Lưới), nơi có nhiều khe suối và độ dốc cao, mùa mưa bão thường đối mặt với nguy cơ bị lũ quét, sạc lở gây thiệt hại lớn. Rút kinh nghiệm từ các mùa bão lũ trước, năm nay đơn vị chủ động triển khai đồng bộ các phương án phòng chống tình huống bão lớn xảy ra, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhân dân trên địa bàn đóng quân.

Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Hồng Vân bị thiệt hại nghiêm trọng trong cơn bão số 9 năm 2009

Trên đường đến kiểm tra công tác phối hợp triển khai phương án phòng chống trước mùa bão lũ của tổ công tác biên phòng tại xã Hồng Thủy (địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong bão lũ hằng năm), Thượng tá Nguyễn Văn Nga, Đồn trưởng Đồn BPCK Hồng Vân thông tin: Đơn vị thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức kiểm tra tình hình tại những địa bàn xung yếu để có phương án đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của Nhân dân trước, trong và sau bão lũ. Để nâng cao năng lực cộng đồng, đồn phối hợp tổ chức vận động và tích cực giúp dân tiến hành giằng chống nhà cửa, đồng thời chuẩn bị tốt hậu cần sẵn sàng khi có tình huống xảy ra.

Xác định công tác di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ sạc lở, lũ quét là nhiệm vụ trọng tâm, Đồn BPCK Hồng Vân phối hợp cùng Ban CHQS huyện A Lưới chỉ đạo các địa phương lập phương án chi tiết sơ tán, bảo vệ dân ở những nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và các vùng thấp trũng, có kế hoạch di dời dân đến nơi an toàn như trụ sở cơ quan, nhà họp thôn và trường học nơi gần nhất khi có tình huống xảy ra.

“Riêng đối với địa bàn do đồn quản lý, các địa điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở trong mùa mưa bão, gây chia cắt là dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, tại các điểm như đèo Pê Ke thuộc xã Hồng Thuỷ, các cống ngầm đoạn qua xã Hồng Vân... Nhiều nơi có nguy cơ bị lũ quét đột ngột làm các đồng ruộng bị bồi lấp, nhà cửa bị cuốn trôi, nhất là tình trạng sạt lở đất ven sông suối gây ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất và các công trình thủy lợi, điện, nước sinh hoạt trên địa bàn” - Thượng tá Nguyễn Văn Nga cho biết thêm.

Để hạn chế thiệt hại tại các vùng xung yếu khi bão lũ xảy ra, Đồn BPCK Hồng Vân cùng các địa phương triển khai kiểm tra tình hình sản xuất ở các diện tích gần sông, suối có khả năng sạt lở, bồi lấp để có kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho Nhân dân thu hoạch trước mùa bão lũ. Đơn vị cũng phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai các xã tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống chuồng trại bảo đảm an toàn cho gia súc, gia cầm; đẩy mạnh công tác kiểm tra các hộ dân cư đang làm nhà ở khu vực gần núi hay vùng xung yếu để có phương án di dời đến nơi an toàn, tránh xảy ra lũ quét, nhất là người dân sinh sống hai bên bờ sông A Lin...

Đến thời điểm hiện tại, Đồn BPCK Hồng Vân đã chủ động các phương tiện, thiết bị ứng cứu và phân bổ lực lượng về các xã để chủ động tại chỗ. Mỗi cán bộ, chiến sĩ đều xác định cho mình nhiệm vụ ứng cứu tính mạng và tài sản của Nhân dân trong bão lũ là mệnh lệnh chiến đấu cao nhất trên mặt trận không tiếng súng. 

Bài, ảnh: QUỐC TUẤN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7: Điểm hẹn đảo đá Tây A

Đảo Đá Tây A nhìn từ xa như một chiếc bè lớn giữa biển khơi, nhưng khi đến gần, nhận ra ngay sự sống sôi động, sung túc từ những vườn cây, cho đến ánh mắt người và nụ cười của trẻ thơ. Điều bất ngờ là khi chúng tôi vừa đặt chân lên đảo, tiếng gà gáy sáng chợt vang lên kiêu hãnh. Từ lâu, đảo Đá Tây A được xem là điểm hẹn của ngư dân Việt Nam trên biển.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7 Điểm hẹn đảo đá Tây A
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top