ClockThứ Ba, 27/08/2019 08:57

“Không có con đường dẫn đến hạnh phúc mà hạnh phúc chính là con đường”

TTH.VN - Giáo Sư (GS) Hà Vĩnh Thọ, Giám đốc Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness - GNH) của Bhutan - quốc gia tiên phong về việc đặt hạnh phúc là mục tiêu tối thượng của mỗi cá nhân và của cả quốc gia. Trở về Huế lần này, GS đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh câu chuyện về hạnh phúc và Trường học hạnh phúc tại Huế. GS Thọ chia sẻ:

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tiếp Chủ tịch Hiệp hội Eurasia“Trường học hạnh phúc”Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng trường học hạnh phúcTâm lý học, giáo dục học đồng hành xây dựng trường học hạnh phúc

 

Giáo sư Hà Vĩnh Thọ tập huấn cho giáo viên các kỹ năng về cảm xúc  tại Huế 

Dự án Trường học hạnh phúc tại Việt Nam được xây dựng từ mô hình Happy School của UNESCO. Chương trình ứng dụng mô hình học tập cảm xúc và xã hội (Social and Emotional Learning). Dựa trên yếu tố lớn nhất là tình yêu thương, hướng đến hỗ trợ phát triển các phương pháp thực hành kỹ năng hạnh phúc cho hệ giáo dục từ bậc mầm non đến khi trưởng thành.

 Cơ duyên khiến ông chọn Huế để thực hiện thí điểm dự án Trường học hạnh phúc ?

Hơn 10 trước, chúng tôi đã thành lập mái ấm Tịnh Trúc Gia (TP. Huế). Nơi đây, đã đào tạo nghề và giúp hàng trăm người khuyết tật hòa nhập xã hội. Chúng tôi không chỉ dừng lại ở mức độ bảo trợ mà hơn thế  tạo cơ hội cho họ phát triển khả năng và đóng góp sứ mình cho xã hội.

Sau khi triển khai thành công tại Tịnh Trúc Gia, tháng 4/2018, Dự án Trường học hạnh phúc chính thức thực hiện thí điểm tại 6 trường từ tiểu học đến trung học ở Huế.

Ông cùng tham gia các hoạt động với trẻ khuyết tật ở Tịnh Trúc Gia 

Ông có thể cho biết quy mô của dự án ?

Đây là năm thứ hai chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Trường học hạnh phúc ở Huế với số tiền tài trợ gần 5 tỷ đồng trong 3 năm (2019 – 2021). 120 giáo viên ở 9 trường sẽ theo học các chương trình trong dự án này.

Hướng đến, dự án không chỉ gói gọn trong thành phố mà sẽ lan tỏa cả phạm vi trong tỉnh. Từ các kinh nghiệm ban đầu, dự án sẽ liên tục được điều chỉnh trong 3 năm tới để sau đó có một chương trình Trường học hạnh phúc hoàn thiện. Hiện, chương trình này được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức phê duyệt và sẽ trở thành chương trình được triển khai toàn quốc.

Từ Thụy Sĩ, trực tiếp về Huế đào tạo, ông có thể đánh giá sự thay đổi về môi trường học ở các trường nằm trong dư án ?

Chúng tôi thấy có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cộng đồng. Bản thân giáo viên, trường học và gia đình họ có nhiều thay đổi. Chúng tôi cùng tham gia khá nhiều hoạt động ở các trường, mỗi trường đều có các mô hình sinh hoạt riêng như câu lạc bộ trường học hạnh phúc, xây  dựng  con đường tươi vui… Phụ huynh phản hồi là con cái  họ đã thay đổi tích cực sau khi các em tham gia chương trình ở trường.

Tôi rất hạnh phúc khi nhìn thấy những tín hiệu tích cực đầu tiên từ dự án. Khoa học đã chứng minh, việc có mặt của giáo dục cảm xúc trong nhà trường làm tăng thành tích học tập lên 10-12%. Đó chính là điều tuyệt vời mà hạnh phúc và sự sẻ chia có thể mang lại.

Cơ chế vận hành của ngôi trường hạnh phúc cụ thể là như thế nào ?

Chúng tôi bắt đầu huấn luyện cho giáo viên trải nghiệm những điều sẽ áp dụng với học sinh. Họ học ngồi thiền, học cách chia sẻ và học cả cách lắng nghe. Muốn có hạnh phúc, chúng ta cần có kỹ năng. Kết nối được với bản thân để hiểu mình, kết nối được với người khác để hiểu người khác và kết nối với mẹ thiên nhiên để trân trọng và gìn giữ môi trường. Đây chính là 3 chìa khóa để mở được cánh cửa đến với hạnh phúc”.

Như ông đề cập, hạnh phúc là một kỹ năng, vậy có thể học cách sống hạnh phúc?

Đúng, mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế, con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài.

Có những kỹ năng về xã hội và tình cảm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và những kỹ năng này hoàn toàn có thể được đào tạo. Như kỹ năng đối phó và ứng xử với cảm xúc, tạo ra những mối quan hệ tích cực với người chung quanh. Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc.

Theo GS, kỹ năng nào là quan trọng để có hạnh phúc?

Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình. Nếu không lắng nghe mình thì chẳng có ai trên thế giới chấp nhận lắng nghe mình. Và nếu chúng ta không kết nối được với bản thân mình thì cũng không thể kết nối với người chung quanh. Kết nối với mình để mình kết nối với người khác chứ không phải sầu muộn. Cũng như sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.

Yếu tố quyết định thành công của dự án này là gì, thưa ông ?

Trước tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, việc xây dựng trường học hạnh phúc là điều cực kỳ cần thiết. Thế nhưng, để tạo ra một môi trường mà học sinh luôn cảm thấy đó như một gia đình lại phụ thuộc vào thái độ tích cực của giáo viên. Làm sao phải nhìn thấy được những thành công và phẩm chất mà các em có chứ không phải là nhìn thấy thứ mà học sinh đang yếu, đang thiếu.

Nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực và xử lý các cảm xúc mạnh mẽ của trẻ là những kỹ năng đầu tiên để giáo dục các em. Muốn lan truyền được những cảm xúc tích cực đó, trước hết giáo viên phải luôn mang trong mình cảm xúc tích cực. Nói cách khác, đó phải là một giáo viên hạnh phúc. Điều quan trọng là, giáo viên dám chấp nhận thay đổi mình.

Có ý kiến cho rằng, nhiều người đang ngần ngại vì chương trình có yếu tố tâm linh?

Tôi xin khẳng định là chương trình không có yếu tố tâm linh mà đơn thuần là khoa học cảm xúc. Khi đã hiểu điều chúng tôi đang làm, các tổ chức cũng nhiệt tình ủng hộ. Đón nhận nhiệt tình hơn cả là những người sáng lập các trường tư thục. Tuy nhiên, dự án Trường học hạnh phúc được triển khai ở khối công lập trước. Từ những điểm sáng này, các trường tư thục có thể tham khảo và triển khai, bộ phận điều hành dự án sẽ tham gia công tác tư vấn.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này

Huế Thu (thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghĩ về hạnh phúc

Trước đây, có thời gian kéo dài hàng năm trời, chị là nô lệ của thói quen xem lén điện thoại của chồng, bắt đầu từ khi chị bắt gặp anh nhắn tin thân mật với một nữ đồng nghiệp.

Nghĩ về hạnh phúc
Bâng khuâng tháng Ba

Khi những cánh hoa đào vừa kịp rụng, rũ bỏ hết hương xuân còn bịn rịn, từng chùm quả nhỏ li ti bắt đầu có hình hài, cũng là lúc tháng Ba ngập ngừng về qua ngõ. Không ồn ào, không rộn rã, cứ thế mà nhẹ nhàng bước sang.

Bâng khuâng tháng Ba
Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3): Hạnh phúc cho mọi người

Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Ngày quốc tế hạnh phúc 20 3  Hạnh phúc cho mọi người
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Return to top