ClockThứ Ba, 07/02/2017 05:46

Không đầu hàng số phận

TTH - Bị bệnh, nhưng Nguyễn Ngọc Vững (sinh 1988) ở phường Hương An (thị xã Hương Trà) không chấp nhận số phận, cố gắng vượt lên chính mình để trở thành điển hình trong phát triển kinh tế.

Anh Vững (phải) kiểm tra công đoạn sản xuất sữa bắp

Sức khỏe chưa hoàn toàn hồi phục do di chứng của căn bệnh tai biến cách đây 4 năm, nhưng khi nghe anh Nguyễn Ngọc Vững nói về thành quả trong phát triển kinh tế cũng như dự định ấp ủ của bản thân chúng tôi không khỏi khâm phục.

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình sản xuất sữa bắp với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn, ông chủ Cơ sở sản xuất sữa bắp Gia Nguyên kể, tốt nghiệp Trường đại học Thương mại Hà Nội, năm 2010 anh được một công ty xuất nhập khẩu nhận vào làm với mức lương ổn định 7 triệu đồng/tháng. Cuộc sống đang ổn định thì tai họa ập đến. Anh bị tai biến, tay chân gần như bị liệt không cử động được nên đành phải nghỉ việc. “Đó là khoảng thời gian kinh hoàng nhất trong cuộc đời, tôi cảm thấy đau đớn và tuyệt vọng vô cùng. Nhưng nghĩ mình còn gia đình nên phải quyết tâm chống chọi lại căn bệnh quái ác này, tôi cố gắng luyện tập và dần hồi phục được sức khỏe”, anh tâm sự.

Sau khi sức khỏe dần hồi phục, đang loay hoay chưa biết làm việc gì để lập nghiệp thì tình cờ được thưởng thức sữa bắp qua mấy lần giao lưu với bạn bè. Càng uống, anh càng bị cuốn hút bởi vị thơm ngon, bổ dưỡng của loại sữa này. Từ đó, anh tìm hiểu kỹ và quyết định vay vốn đầu tư mô hình kinh tế này với suy nghĩ: “Đây là loại sản phẩm tốt cho sức khỏe trong lúc ở Hương Trà lại chưa phổ biến, nếu đầu tư nhất định sẽ thành công”. Để thực hiện dự định, Vững thân chinh khăn gói vào nam tìm hiểu dây chuyền sản xuất và học hỏi phương pháp vận hành để làm ra loại sữa này. Sau một thời gian bám đất khách quê người, anh nắm được những công thức cơ bản để sản xuất sữa bắp và về quê bắt tay vào làm. Mặc dù đã tìm hiểu kỹ nhưng khi áp dụng vào thực tế lại không dễ như suy nghĩ, anh gặp khá nhiều khó khăn về chất lượng, nguồn nguyên liệu cũng như đầu ra cho sản phẩm. “Lúc mới làm, khách chê nhiều. Có ngày tôi phải bỏ đi cả trăm chai sữa vì khách hàng trả lại. Những lúc đó cảm thấy rất nản, nhưng nghĩ lại toàn bộ vốn liếng đặt cược vào đó, cộng với sự giúp đỡ của người thân và bạn bè, tôi quyết tâm làm cho bằng được”, Vững nhớ lại.

Với quyết tâm đó, anh tập trung nghiên cứu tìm ra nguyên nhân cũng như học hỏi ở những mô hình thành công khác để khắc phục. Không những thế, anh còn tự tìm tòi, sáng tạo ra hương vị riêng cho sản phẩm của mình và làm thủ tục đăng ký thương hiệu sữa bắp Gia Nguyên. Không lâu sau, nỗ lực của anh được đền đáp, chất lượng sản phẩm sữa bắp Gia Nguyên được nâng lên rõ rệt, có hương vị đặc trưng riêng của mùi bắp xứ Huế, nước sữa cũng đậm đà hơn... Sản phẩm sữa của anh dần chinh phục được người tiêu dùng. Lúc đầu phân phối, bày bán tại các khu công nghiệp, quán ăn, cửa hàng nhỏ lẻ tại thị xã Hương Trà, sau đó mở rộng ra các địa bàn khác trên địa bàn tỉnh như: Huế, Hương Thủy, Phú Vang… Trung bình mỗi ngày anh xuất ra thị trường 1.000 chai sữa bắp loại 500ml, doanh thu hàng năm đạt hàng trăm triệu đồng. Hiện nay, anh đã được hai siêu thị lớn ở Huế là BigC và Co.opmart nhận đặt hàng để bán trong siêu thị. Chia sẻ niềm vui này, anh cho biết: “Trong lần đi dự hội nghị kết nối cung cầu do Sở Công thương tổ chức, tôi đã tranh thủ chào hàng. Sau khi thưởng thức và tìm hiểu về quy trình sản xuất sữa bắp của tôi, đại diện 2 siêu thị này đã tin tưởng và đồng ý hợp tác tiêu thụ sản phẩm sữa bắp Gia Nguyên”. Để sản phẩm sữa bắp của mình được nhiều người biết đến hơn nữa, anh Vững đang có kế hoạch mở rộng thị trường ra các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...

 Anh Nguyễn Đăng Nhàn, Bí thư Đoàn phường Hương An cho biết: “Dù sức khỏe bị ảnh hưởng, nhưng anh Vững đã không đầu hàng số phận, vươn lên trong lập thân lập nghiệp. Không những thế, anh còn giải quyết việc làm cho một số đoàn viên thanh niên trong xã và tích cực tham gia các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên tại địa phương. Năm 2016, anh vinh dự được nhận Bằng khen của Tỉnh đoàn vì thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện phong trào “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Bài, ảnh: Thùy Quang – Hồ Nhôi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dám nghĩ, dám làm

Từ phong trào “Thanh niên xung kích phát triển kinh tế” do tổ chức Đoàn phát động, anh Nguyễn Quốc Triều, ở xã Bình Tiến là tấm gương điển hình khởi nghiệp với dự án “Phát triển kinh tế trang trại gắn với du lịch sinh thái trải nghiệm”.

Dám nghĩ, dám làm
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Chị Viễn vượt khó làm kinh tế giỏi

Phát triển kinh tế từ chăn nuôi và kinh doanh buôn bán, mỗi năm thu nhập trên 250 triệu đồng, chị Trần Thị Viễn, sinh năm 1974 (Thủy Vân, TP. Huế) là tấm gương phụ nữ phát triển kinh tế giỏi ở địa phương.

Chị Viễn vượt khó làm kinh tế giỏi
Vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế

Vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với cách mạng Việt Nam là một thực tế lịch sử trong suốt 94 năm qua. Sự thật đó đã được chứng minh nhưng các thế lực chống đối đang đòi xem lại liệu Đảng có biết lãnh đạo phát triển kinh tế hay không?

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương:
Chủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn

Các đại biểu tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2024 tại Davos (Thụy Sĩ) nhận định, giữa lúc sự năng động kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang được khuyến khích, khu vực cũng sẽ phải vật lộn với những thách thức kép, bao gồm nhân khẩu học và biến đổi khí hậu.

Chủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn
Return to top