ClockThứ Ba, 07/04/2020 07:38

Không để dân đợi lâu

TTH - Dịch bệnh COVID-19 xảy ra ở nước ta đến nay đã hơn 2 tháng. Nó không chỉ tác động đến hầu hết các ngành, nghề lĩnh vực sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến từng gia đình, từng số phận và trong từng bữa cơm hàng ngày,… khi hàng triệu lao động phải nghỉ việc, mất việc làm, mất thu nhập, có thể dẫn đến nguy cơ thiếu đói nếu dịch bệnh còn kéo dài.

Hỗ trợ 1 tấn gạo ứng phó dịch COVID-19Hỗ trợ người lao động nghèo phòng chống dịch COVID-19

Trước nguy cơ đó, Chính phủ đã ban hành gói cứu trợ xã hội hơn 61.000 tỷ đồng. Để gói hỗ trợ này nhanh đến tay người dân, Thủ tướng Chính phủ trong phiên họp thường trực Chính phủ chiều 5/4 đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai đến “đúng người, đúng đối tượng”. Phải làm sao để người dân có thể nhận hỗ trợ sớm nhất giúp họ vượt qua khó khăn, cùng đồng lòng với chính quyền, Chính phủ chống dịch.

Tại Thừa Thiên Huế, ngoài thống kê sơ bộ có khoảng 1.200 người bán vé số đã được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày/người, các địa phương cũng đang thống kê, rà soát những lao động nghỉ việc, mất việc… do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để lập danh sách hỗ trợ theo gói cứu trợ của Chính phủ, trên tinh thần sớm nhất có thể và không để dân phải chờ đợi lâu như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, đã có những việc làm hay, hành động đẹp của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trên cả nước cùng chung tay giúp đỡ người nghèo vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đó là những gói mì có thêm trứng và xúc xích tặng cho các sinh viên xa quê, ở lại trong các ký túc xá trong thời gian cách ly xã hội; là phần cơm trưa đầy đủ chất cho người bán vé số, bác đạp xích lô, xe thồ. Là những chai nước ép hoa quả tiếp thêm sức cho các anh bộ đội, chị em phụ nữ tại các bếp ăn phục vụ người cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh. Là những quả bầu quả bí, chút tiền dành dụm… của những mệ già, người lớn tuổi dù không dư dả nhưng họ vẫn muốn chung sức cùng cả nước chống dịch.

Đã có những ban tiếp nhận sự hỗ trợ của doanh nghiệp, người dân trên cả nước được thành lập để các khoản hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp được minh bạch và sớm đến tay người nhận. Trên địa bàn tỉnh, ngoài UBMTTQ Việt Nam tỉnh, một số đơn vị lực lượng vũ trang cũng thành lập bộ phận tiếp nhận sự hỗ trợ phòng chống COVID-19, để sự hỗ trợ của các mạnh thường quân có thể đến với người nhận nhanh nhất.

Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top