ClockThứ Năm, 06/08/2020 06:15

Không để dịch bệnh lan rộng

TTH - Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhất là khi Thừa Thiên Huế là địa phương sát với Đà Nẵng. Xung quanh những giải pháp phòng chống dịch, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống COVID-19 tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có những trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế.

Thêm 41 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 713 bệnh nhânNhiều hoạt động chung tay phòng chống dịch“Tiếp sức” nơi chốt chặn dịch vùng biênKiểm soát dịch COVID-19 tại ga Huế

Chủ tịch UBND Phan Ngọc Thọ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19

Ông có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng và lây nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thừa Thiên Huế?

Dịch bệnh bùng phát trở lại lần này khác với lần trước vì đã lây ra cộng đồng nhiều ngày, chưa truy vết được F0. Do đó, tình hình phức tạp, diễn biến nhanh trong thời gian ngắn, nhiều nguy cơ lây nhiễm ở các địa phương, các thành phố lớn, các tỉnh, thành phố xung quanh TP. Đà Nẵng, trong đó có Thừa Thiên Huế. Do giáp ranh với TP. Đà Nẵng, là địa bàn lân cận, Nhân dân 2 địa phương có mối quan hệ hợp tác, làm ăn, thăm thân nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là rất lớn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dịch bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống của tất cả người dân trong tỉnh, vốn đã rất khó khăn sau bao ngày căng mình phòng chống dịch đợt trước.

Tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp gì để phòng, chống dịch, thưa ông?

Ngay sau khi Bộ Y tế công bố những ca nhiễm COVID-19 mới tại TP. Đà Nẵng, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của tỉnh đã ngay lập tức triển khai nhiều giải pháp, kiên định với 5 nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch. Đã kích hoạt ngay 23 đội phản ứng nhanh, triển khai các chốt kiểm soát dịch bệnh, các khu cách ly, kích hoạt hệ thống khai báo y tế; khai báo người địa phương khác đến Huế, đặc biệt là đến từ Đà Nẵng. Khẩn trương tổ chức rà soát, truy vết và cách ly các trường hợp có tiếp xúc với ca nhiễm; yêu cầu khai báo y tế tất cả các đối tượng đến từ các vùng có dịch; tổ chức cách ly, xét nghiệm các trường hợp đến Thừa Thiên Huế chưa đủ 14 ngày.

Yêu cầu tất cả các cá nhân trở về từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phải thực hiện khai báo y tế trực tuyến qua mạng. Lực lượng chức năng tiếp tục phương châm “rà từng ngõ, gõ từng nhà”, tập trung nắm tình hình để rà soát, kiểm tra nghiêm ngặt các đối tượng xuất nhập cảnh, lưu trú trên địa bàn, nhất là người nước ngoài.

Chỉ đạo các địa phương xây dựng kịch bản khi có F0 trên địa bàn với phương châm “4 tại chỗ”. Kích hoạt đường dây nóng 19001075 để tiếp nhận thông tin liên quan đến COVID-19.

Thưa ông, trước những tác động của dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến đời sống của người dân, tỉnh đã có những quyết sách gì để kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn?

Dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng hầu hết các ngành, lĩnh vực, do đó không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Ngoài những đối tượng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 đợt trước đã được chi trả hỗ trợ theo quyết định của Chính phủ, hiện, UBND tỉnh đang chỉ đạo các địa phương tập trung rà soát, thống kê các nhóm đối tượng còn lại để thực hiện việc chi trả hỗ trợ.

Tỉnh cũng vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm kịp thời có những hỗ trợ, giúp đỡ người dân gặp khó khăn. Ngoài ra, tỉnh cũng đã rà soát, điều chỉnh giảm thu đối với 22 khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19.

Ông có thông điệp gì gửi đến người dân trước cuộc chiến với đại dịch lần này?

Tôi cho rằng, mọi người dân lúc này hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây bệnh cho người khác nếu không thực hiện nghiêm, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, hướng dẫn của ngành y tế. Ngược lại, nếu thực hiện tốt thì mỗi người sẽ không bị lây nhiễm và địa phương sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh. Đây là thời điểm chúng ta cần tập trung cao độ, không để cho dịch bệnh lan rộng.

Thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19; song, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta đã đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn với quyết tâm rất cao. “Mỗi chúng ta phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình và của những người xung quanh. Hãy sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng để cùng chung tay với chính quyền sớm đẩy lùi dịch bệnh”.

Bài, ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm giải pháp để sân khấu Việt 'cất cánh'

Nếu như năm 2022, sân khấu Việt có sự tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ cả về lượng và chất, sang năm 2023, sân khấu Việt lại có phần ảm đạm. Đâu là lý do của tình trạng này và làm thế nào để sân khấu Việt "cất cánh" trong những năm tiếp theo là một “bài toán khó” mà những người yêu sân khấu đang nỗ lực tìm lời giải.

Tìm giải pháp để sân khấu Việt cất cánh
Đề xuất giải pháp hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội

Tại hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra ngày 16/3, Bộ Xây dựng đã kiến nghị nhiều giải pháp để đảm bảo mục tiêu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.

Đề xuất giải pháp hoàn thành 130 000 căn nhà ở xã hội
Return to top