ClockThứ Sáu, 20/10/2017 10:09

Không để người nghèo bị để lại phía sau

TTH - Đó là thông điệp của của phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo- không để ai bị để lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động và triển khai Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2017.

Ngày 17/10 là Ngày Thế giới chống đói nghèo và cũng là  Ngày vì người nghèo Việt Nam được tổ chức lần đầu năm 2000; trong đó từ ngày 17/10-18/11 là Tháng cao điểm “Vì người nghèo” của nước ta.  Qua 17 năm vận động ủng hộ người nghèo, nghĩa cử này mang ý nghĩa chính trị- xã hội nhân văn sâu sắc, góp phần khơi dậy tinh thần tương thân tương ái và truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , trong 17 năm qua, Quỹ Vì người nghèo các cấp đã tiếp nhận hơn 13 nghìn tỷ đồng; chương trình an sinh xã hội ở các địa phương tiếp nhận hơn 36 nghìn tỷ đồng, góp phần xây dựng sửa chữa hơn 1, 4 triệu căn nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo; hàng triệu hộ nghèo được hỗ trợ về vốn, tư liệu sản xuất; hàng chục nghìn công trình dân sinh được sửa chữa.

Hưởng ứng cuộc vận động, trong những năm qua  hoạt động quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ người nghèo của Thừa Thiên Huế có sức lan tỏa mạnh mẽ và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các ban ngành, đoàn thể, các địa phương và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Chỉ tính từ 1/10/2016 đến 30/9/2017, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã hỗ trợ chăm lo cho người nghèo với tổng số tiền trên 9 tỷ đồng. Nhờ vậy đời sống của người nghèo trên địa bàn được cải thiện, nhất là về thu nhập, nhà ở, nước sạch, giáo dục, y tế; được tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đói nghèo là vấn để toàn cầu chứ không của riêng một quốc gia nào và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Và, mỗi người nghèo có hoàn cảnh khó khăn khác nhau. Có người do thiếu vốn, tư liệu sản xuất hay thiếu kiến thức sản xuất; có người do điều kiện sức khỏe hay gặp thiên tai, hoạn nạn… Chính vì vậy, muốn giúp đỡ người nghèo thoát nghèo hiệu quả bền vững cần phải có cách tiếp cận cụ thể và tìm giải pháp phù hợp với điều kiện của từng đối tượng nhằm khơi dậy tinh thần vượt khó và phát huy thế mạnh của từng người.

Với phương châm đó, công tác xóa nghèo không chỉ dừng ở “giúp cần câu” mà còn cần dạy cả “cách câu”, cách bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, thậm chí là chỗ bán để được giá nhất.

Tại hội nghị Tỉnh ủy lần thứ chín (khóa XV) mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo các địa phương phải khảo sát cụ thể từng trường hợp hộ nghèo, huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị để hướng dẫn, truyền đạt cách làm hay, hiệu quả để giảm nghèo bền vững cho người nghèo ở vùng nông thôn.

Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội, người nghèo không còn đơn độc trong hành trình xóa nghèo và sẽ không ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”

Ngày 3/2, Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Công An TP. Huế, BIDV Thừa Thiên Huế và Phú Xuân, Vietcombank Huế, MB Huế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An; Hải đội 2 Biên phòng tổ chức ngày hội “Bánh chưng xanh” cho người nghèo và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn lần thứ II, xuân Giáp Thìn năm 2024.

Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”
Return to top