ClockThứ Ba, 10/12/2019 17:04

Không để tội phạm “tín dụng đen” có đất sống

TTH.VN - Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an Thừa Thiên Huế khẳng định quyết tâm trên khi thừa ủy quyền UBND tỉnh trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VII diễn ra chiều 10/12.

Đại tá Đặng Ngọc Sơn trả lời chất vấn

Tham gia chất vấn tại Kỳ họp, đại biểu Nguyễn Anh Dũng nêu câu hỏi, hiện tình hình tội phạm gia tăng, trong đó có tội phạm tín dụng đen, tội phạm ma túy, tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên tăng cao… đề nghị UBND tỉnh cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng trên.

10 đợt cao điểm tấn công tội phạm

Thừa ủy quyền UBND tỉnh trả lời vấn đề này, Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, đầu năm đến nay, tình hình tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 741 vụ, so với cùng kỳ năm 2018 giảm 138 vụ, tuy nhiên, trong từng thời điểm, một số loại tội phạm nổi lên như giết người, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích; trộm cắp tài sản tuy giảm, nhưng vẫn xảy ra nhiều; tình hình hoạt động “tín dụng đen”, đòi nợ thuê tuy được kiềm chế, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự.

Trong đó, công an tổ chức mở 10 đợt cao điểm tấn công, trấn áp, truy nã tội phạm và triển khai quyết liệt 32 kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm theo các chuyên đề; đấu tranh mạnh với tội phạm hoạt động theo ổ, nhóm, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” (triệt xoá 47 nhóm/339 đối tượng, trong đó triệt xoá 05 nhóm/33 đối tượng tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”).

Công an đang làm rõ một đối tượng hoạt động cho vay nặng lãi

Theo đại tá Đặng Ngọc Sơn, trong từng thời điểm, tình hình tội phạm có diễn biến khác nhau. năm 2019 các loại án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hầu như rất ít. Chỉ xảy ra 8 vụ giết người chủ yếu liên quan đến mâu thuẫn trong xã hội, cố ý gây thương tích tăng chủ yếu nằm ở lứa tuổi thanh niên. Công an tỉnh đã chỉ đạo xử lý nghiêm.

Riêng tội phạm “tín dụng đen” xuất hiện ở nhiều địa phương. Hiện công an đã nắm và lên danh sách trêm 20 nhóm 150 đối tượng hoạt động theo kiểu xã hội đen. Năm 2018 xử lý 11 vụ nhưng không có vụ nào xử theo điều 201 của Bộ Luật hình sự, chủ yếu xử dọa nạt, cưỡng đoạt tài sản…. Điều này do hành lang pháp lý gây khó khăn cho các cơ quan chức năng.

“Vừa qua, chúng tôi bàn bạc các cơ quan tố tụng xử lý nghiệm loại tội phạm này, để có căn cứ xử lý hình sự. Năm 2019 xử lý 4 vụ, bắt hàng loạt các đối tượng. Đặc biệt, thông qua hệ thống Hue-S nhận thông tin phản ánh và đấu tranh quyết liệt, không để loại tội phạm này hoành hành", đại tá Đặng Ngọc Sơn nói thêm.

Không để tội phạm ma túy phát triển

Công an bắt giữ một vụ ma túy 

Trước tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy có xu hướng diễn biến phức tạp, nhất là số người nghiện, người nghi nghiện ma túy ngày càng gia tăng; tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập ăn chơi, sử dụng ma tuý tại các quán bar, nhà nghỉ, karaoke... diễn ra ngày càng nhiều, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tổng rà soát người nghiện, người nghi nghiện; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý người nghiện, người sử dụng ma túy trái phép để phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh; mở đợt cao điểm phòng, chống ma túy...

Đại tá Đặng Ngọc Sơn cho rằng, tình hình ma túy tăng cao, diễn biến phức tạp, về bản chất phải đánh giá khách quan để có cơ sở xử lý. Trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 500 người nghiện ma túy, 1.000 người sử dụng ma túy, gần 5.00 người nghi nghiện ma túy. Đã phát hiện, xử lý hình sự 80 vụ/112 đối tượng (phát hiện nhiều hơn 9 vụ (12,68%) so với cùng kỳ năm 2018); thu giữ 16,374g heroin, 14,35kg ma tuý tổng hợp (tăng 14,08kg so với cùng kỳ năm 2018), 345,211g cần sa (tăng 231,886g so với cùng kỳ năm 2018). Đặc biệt phá 3 chuyên án lớn đấu tranh với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma tuý, bắt 9 đối tượng, thu giữ 45.962 viên ma tuý tổng hợp, 2,1kg ma tuý tổng hợp. Xử lý một loạt quán ba, karaoke vi phạm.

“Các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể vào cuộc cùng cơ quan công an. Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường nắm địa bàn đối tượng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Một trong những giải pháp đó là ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong công tác phòng ngừa, phóng chống tội phạm” đại tá Đặng Ngọc Sơn đề nghị.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho rằng, phòng chống tội phạm là trách nhiệm của toàn dân, toàn hệ thống chính trị, với nòng cốt là lực lượng công an. Ngoài những thành quả đạt được vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp nên đòi hỏi tiếp tục triển khai các phương án, các cơ quan ban ngành phối hợp với lực lượng công an tích cực phòng ngừa, chủ động đấu tranh với tội phạm để giữ bình yên trên địa bàn.

Bài, ảnh: Thanh Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

Sáng 15/3, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chông Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án
Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù

Chiều 12/3, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Mua bán trái phép chất mua túy” đối với hai bị cáo Trần Viết Thanh và Nguyễn Thị Anh Thi (cùng SN 2000, là vợ chồng, cùng trú tại phường Thuận Hòa, TP. Huế).

Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù

TIN MỚI

Return to top