ClockThứ Hai, 16/08/2021 09:12

Không được lơ là, chủ quan

TTH - Trước cuộc chiến phòng, chống COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, một trong những nguyên tắc xuyên suốt, được nhắc đi nhắc lại, đó là không được lơ là, chủ quan.

Trên thực tế, đã có nhiều bài học và sự trả giá bởi chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch.

Không ít các trường hợp, để dịch phát sinh, lây lan trong cộng đồng là do người dân thiếu ý thức, di chuyển từ vùng cách ly đến các địa phương khác nhưng không tuân thủ khai báo y tế để được cách ly, hoặc tự cách ly tại nhà. Không ít người đứng đầu chính quyền cấp xã tại một số tỉnh, thành, thời gian qua đã phải chịu mức xử lý kỷ luật, đình chỉ công tác do lơ là, chưa tuân thủ nghiêm qui định giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, tại xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) - nơi vừa trải qua gần 1,5 tháng thực hiện giãn cách phòng, chống COVID-19 - nguyên nhân dịch bệnh bùng phát cũng từ sự vô ý thức của một tài xế xe tải đường dài, tự ý dừng đỗ, qua đêm trái phép tại địa phương trong khi công tác giám sát, quản lý chưa chặt.

Đáng bàn là sau thời gian kéo dài thực hiện giãn cách - với nhiều thiệt hại về kinh tế, khiến việc làm ăn, buôn bán của hàng ngàn hộ dân ngưng trệ - lệnh dỡ bỏ giãn cách vừa mới được ban hành (ngày 9/8/2021), người dân chưa kịp thở phào, thì một sự cố khác liên quan đến phòng, chống dịch lại nảy sinh.

Thật đáng tiếc, đáng trách khi hôm qua (15/8), Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy phải nhận quyết định tạm đình chỉ công tác từ UBND huyện Phú Lộc do “lơ là trong phòng, chống dịch, chỉ đạo công tác giám sát y tế tại nhà các trường hợp sau cách ly tập trung không nghiêm, để xảy ra nguy cơ lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng”.

Không chỉ người đứng đầu chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm, sự cố trên cho thấy sự lơ là, chủ quan của người dân, sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, giám sát công dân “hậu cách ly” đang là một lỗ hổng đáng lo.

Vấn đề đặt ra là khi mỗi ngày, có hàng trăm công dân hoàn thành cách ly tại các khu cách ly tập trung, khi về địa phương, họ sẽ được tiếp tục cách ly tại nhà, giám sát y tế tại nhà ra sao; thời gian bao lâu để thực sự an toàn; trách nhiệm giám sát thuộc về ai?

Theo quy định, những người hoàn thành 14 ngày cách ly tập trung, có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được về địa phương và tiếp tục được giám sát y tế chặt chẽ tại nhà. Nhưng trên thực tế, quy định rất cần thiết này rõ ràng chưa được tuân thủ, kiểm soát chặt.

Việc Chủ tịch tịch UBND xã Lộc Thủy tạm thời bị đình chỉ công tác đã chỉ ra lỗ hổng trong quy trình giám sát công dân “hậu cách ly”, cần có những giải pháp cấp bách để bịt lỗ hổng, ngăn chặn dịch lây lan, bùng phát. Ở đó, có trách nhiệm của người đứng đầu. Bên cạnh đó, cần thiết phải xem lại, củng cố nguồn nhân lực giám sát y tế tại cộng đồng. Cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm người dân khi tuân thủ quy định sau cách ly tập trung. Có như vậy, lỗ hổng trong phòng, ngăn chặn dịch - khi cả tỉnh đang có hơn 10.000 công dân cách ly tập trung sẽ lần lượt về địa phương sau cách ly - mới có thể bịt được.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19

Trước thực trạng ca nhiễm COVID-19 ở một số tỉnh, thành tăng và diễn biến phức tạp, ngành y tế tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường phòng, chống dịch: Duy trì và tổ chức tốt công tác điều trị theo mô hình tháp 3 tầng; chủ động chuẩn bị trang vật tư, nhân lực…

Không chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19
Khám bệnh đầu năm, bác sĩ cảnh báo không nên chủ quan

Sau đợt nghỉ tết dài ngày, lượng người đến khám tại Bệnh viện Trung ương Huế tăng. Các bệnh phần lớn liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, huyết áp… Lực lượng y, bác sĩ khá vất vả để xử lý và phân luồng điều trị.

Khám bệnh đầu năm, bác sĩ cảnh báo không nên chủ quan
Giữ chân nhân lực

Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, ngành giáo dục đang kiến nghị Trung ương tăng chỉ tiêu biên chế.

Giữ chân nhân lực
Không chủ quan với vết thương trầy xước mùa ngập lụt

Dù chỉ là vết da trầy xước, nhưng nếu vùng bị thương có tiếp xúc trực tiếp nước bẩn, nước tù đọng, ngập lụt thì người dân tuyệt đối không chủ quan. Đây hoàn toàn có thể là “cửa ngõ” để những vi khuẩn nguy hiểm trong môi trường ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể, nhất là những vi khuẩn gây uốn ván, hay Whitmore.

Không chủ quan với vết thương trầy xước mùa ngập lụt
Không chủ quan sau lũ

Tranh thủ nước rút nhẹ, các địa phương, ngành chức năng đang ra quân, chuẩn bị phương tiện, vật tư, nhân lực khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị hư hỏng. Đồng thời, do nhiều vùng còn ngập, chia cắt, yêu cầu các địa phương quán triệt người dân không được chủ quan, có phương án ứng phó đợt mưa lớn những ngày tới.

Không chủ quan sau lũ
Return to top