ClockThứ Tư, 22/04/2020 14:51

Không gắn thiết bị giám sát hành trình: Nhiều tàu cá mất liên lạc

TTH - Từ ngày 1/4/2020, nếu không có thiết bị giám sát hành trình (GSHT), tàu sẽ không được cấp quyền khai thác. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tàu cá đang mất kết nối với cơ quan quản lý do không có thiết bị GSHT.

Cho phép tàu thuyền đủ điều kiện ra khơi trở lạiSiết chặt thông tin liên lạc tàu cáCho phép tàu thuyền ra khơi đánh bắt

Từ ngày 1/4, tàu cá dài trên 15m không lắp thiết bị GSHT sẽ không được vươn khơi

 

Nhiều tàu cá mất liên lạc

Năm 2019, tàu cá công suất 800CV của ngư dân Trần Việt (thị trấn Thuận An) đánh bắt không mấy hiệu quả, đồng thời các trang thiết bị trên tàu không đáp ứng được quy định của Nhà nước. Đầu năm 2020, ông Việt quyết định cải hoán tàu cá, đầu tư mua sắm thiết bị GSHT theo đúng quy định.

Tàu vươn khơi không hiệu quả thì bạn tàu sẽ bỏ đi dẫn đến tàu nằm bờ. Bây giờ, nếu không trang bị thiết bị GSHT, tàu cũng phải nằm bờ, không được vươn khơi. Do vậy, ngoài các ngư lưới cụ, máy dò cá, khoảng 2 tháng trước, tôi đã đầu tư 30 triệu đồng mua sắm thiết bị này để phục vụ đánh bắt”, ông Việt nói.

Trước thực trạng khai thác biển bất hợp pháp, không khai báo và tuân theo quy định (IUU), thiết bị GSHT được các cơ quan chức năng xem như giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn thực trạng này. Song, tại các địa phương, vẫn còn tình trạng ngư dân thờ ơ với thiết bị GSHT.

Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) Đặng Tiến Tùy thông tin: Trong số hơn 50 tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB) tại địa phương này đang có 4 tàu cá vẫn chưa lắp đặt thiết bị GSHT. Những tàu cá này sẽ không được phép vươn khơi. Theo khảo sát của chính quyền địa phương, đây là những tàu cá có hiệu quả khai thác không cao trong năm 2019, do vậy lý do họ đưa ra là thiếu kinh phí. Ngoài ra, nhận thức của một số ngư dân còn hạn chế.

Việc không lắp thiết bị GSHT là một trong những nguyên nhân khiến tàu cá rơi vào tình trạng mất kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước.

Thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, trong tổng số hơn 2.000 tàu cá đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, có 421 chỉ tiêu tàu ĐBXB công suất lớn được Trung ương phân bổ. Tuy nhiên, qua rà soát có 375 tàu cá ĐBXB đăng ký hoạt động, 34 chiếc tàu còn lại đang mất thông tin với cơ quan quản lý Nhà nước.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, ngoài không lắp đặt thiết bị GSHT còn nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như một số ngư dân nghỉ hẳn nghề biển hoặc đang khai thác ngư trường xa…

Tại thị trấn Thuận An, sau khi thực hiện Nghị định 67, nhiều ngư dân mạnh dạn vay vốn đóng mới tàu cá. Trong số đó, không ít tàu cá làm ăn thất bát dẫn đến nợ quá hạn, không có vốn để tái sản xuất. Chính điều này dẫn đến tình trạng tàu cá nằm bờ, một số ngư dân còn nghỉ biển dài ngày.

Lãnh đạo thị trấn Thuận An cho biết, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến một số tàu ĐBXB tại địa phương này mất kết nối.

 Ngư dân thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) chuẩn bị nguyên, nhiên liệu cho chuyến đánh bắt

Khẩn trương rà soát

Từ khi có quy định về lắp đặt thiết bị GSHT, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền đến ngư dân. Song, hiện nay ngoài 34 tàu ĐBXB mất liên lạc, vẫn còn hơn 100 tàu cá cũng mất kết nối.

“Chúng tôi đã công bố danh sách tàu cá mất kết nối đến các địa phương. Theo đó, toàn tỉnh có 136 tàu cá công suất từ 27 đến 700CV ở các địa phương như Phú Vang, Phú Lộc. Địa phương có tàu cá mất thông tin nhiều nhất là thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) với 74 tàu, xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) 14 tàu, xã Phú Hải (huyện Phú Vang) 12 tàu và xã Lộc trì (huyện Phú Lộc) 12 tàu”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Võ Giang thông tin.

Dù tại Thừa Thiên Huế chưa ghi nhận tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển, khai thác thủy sản trái phép nhưng để ngăn chặn điều này, Chi cục Thủy sản tỉnh đã đầu tư nâng cấp trạm bờ thông qua hệ thống máy VX-1700, kết nối thông tin; máy đài tàu cũng được chủ tàu nâng cấp đồng bộ để thực hiện gửi nhận tin nhắn 2 giờ/lần tự động nhằm phục vụ giám sát vị trí tàu cá hoạt động trên biển.

Chi cục Thủy sản và các chủ tàu cũng đang triển khai lắp đặt 140 thiết bị GSHT tàu cá qua hệ thống vệ tinh (VMS). Những tàu nào có trang bị VMS sẽ được cấp Giấy phép khai thác thủy sản. Việc lắp đặt vệ tinh GSHT giúp ngư dân nhận biết các vùng mặt nước được phép khai thác.

“Đối với những tàu cá đang mất kết nối, chúng tôi đưa khỏi danh sách quản lý tàu cá trên hệ thống dữ liệu tàu cá Việt Nam, cưỡng chế tạm giữ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, cưỡng chế xóa bỏ số ký hiệu liên quan đến đăng ký tàu cá trên vỏ tàu. Các tổ chức quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá không tổ chức dịch vụ thủy sản cho các tàu nói trên. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục rà soát lại số lượng tàu cá trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tàu ĐBXB; đồng thời vận động người dân lắp đặt thiết bị GSHT theo đúng quy định, từ đó góp phần vào phát triển bền vững của nghề cá”, ông Giang cho biết.

Theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên phải lắp trước ngày 1/7/2019; đối với tàu làm nghề lưới kéo, câu cá ngừ đại dương có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 1/1/2020; tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 1/4/2020.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Ngày 16/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan (cao tốc đi qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng).

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn
Gắn việc sắp xếp, tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế

Ngày 1/3, Đoàn ĐBQH tỉnh do Phó trưởng đoàn Nguyễn Thị Sửu làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát, làm việc với Sở Nội vụ về Nghị quyết 19 thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2018 - 2023.

Gắn việc sắp xếp, tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế
Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

TIN MỚI

Return to top