ClockThứ Bảy, 16/06/2018 06:30
HỌC SINH KHÔNG TRÚNG TUYỂN VÀO LỚP 10:

Không lo thiếu chỗ học

TTH - Tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định, không thiếu chỗ học cho hơn 1.700 học sinh không trúng tuyển trong kỳ thi vào lớp 10 công lập năm nay.

Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 ở HuếTuyển sinh lớp 10, năm học 2018 - 2019: Ngày thi đầu không có thí sinh vi phạm quy chếTuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018 – 2019: Thí sinh tự tin với bài thi môn vănThi vào lớp 10: Tất cả đã sẵn sàng

Các em có nhiều cơ hội trong lựa chọn nghề nghiệp

Khoảng cách điểm chuẩn rút ngắn

Điểm chuẩn vào lớp 10 năm nay ở các trường đều tăng. Điều đó cho thấy, công tác tư vấn đăng ký ở các trường THCS sát với năng lực học sinh. Các em cân nhắc và lượng sức khi chọn trường. Chỉ những em thực sự giỏi và tự tin mới vào những trường “tốp trên” nên tính cạnh tranh ở các trường này không cao. TrườngTHPT Hai Bà Trưng và Nguyễn Huệ vẫn được ưa chuộng khi số lượng học sinh đăng ký thi lên đến 2.200 hồ sơ. Hai trường này chỉ xét nguyện vọng 1, nhưng với lượng thí sinh hùng hậu, các trường dễ dàng chọn “đội mạnh”, đồng đều về năng lực, trình độ với 613 em/trường. Hai trường tuyển đủ chỉ tiêu với điểm chuẩn là 52,4 điểm (Trường THPT Hai Bà Trưng) và 50,1 điểm là Trường THPT Nguyễn Huệ.

Năm nay, khoảng cách điểm chuẩn lớp vào 10 ở các nhóm trường tốp trên, giữa và dưới có sự xích lại đáng kể. Hiệu trưởng một trường THPT cho rằng, do học sinh dồn đăng ký vào những trường tốp giữa và dưới nhiều nên đẩy điểm nguyện vọng các nhóm trường này tăng. Cứ mỗi tốp chỉ cách nhau 5 điểm. Trường THPT Nguyễn Trường Tộ có điểm chuẩn 45,8 điểm; Trường THPT Cao Thắng 40 điểm... cho thấy, việc kéo điểm chuẩn các trường gần lại làm cho chất lượng học sinh ở các trường đồng đều hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giảng dạy.

Nhiều cơ hội

Những thí sinh không đủ điểm vào các trường THPT: Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Nguyễn Trường Tộ và Cao Thắng sẽ còn 4 cơ hội để vào các trường THPT: Đặng Trần Côn, Thuận Hóa, Chi Lăng và Trung tâm Giáo dục thường xuyên hoặc học nghề. Sau những nỗ lực không thành, vẫn còn cơ hội cho học sinh học tiếp. Với số học sinh tăng so với các năm, dự đoán, các em sẽ vào học THPT Đặng Trần Côn, Thuận Hóa. Các trường này sẽ có những học sinh có học lực tốt đã đăng ký thi ở hai Trường Hai Bà Trưng và Nguyễn Huệ chuyển về xét tuyển. Riêng Trường THPT Chi Lăng, phụ huynh cần xác định rõ, sức học của các em liệu có theo kịp chương trình THPT và điều kiện kinh tế gia đình có đáp ứng được hay không mới chọn trường ngoài công lập để tránh việc bỏ học giữa chừng.

Học sinh tham gia vào kỳ thi THPT

Chuyện trò với nhiều phụ huynh mới thấy họ bắt đầu thay đổi, không muốn tạo áp lực cho con trong chuyện học. Nhiều em thích học nghề, như đầu bếp, cắt tóc, thời trang... được phụ huynh ủng hộ. Những bà mẹ của thế hệ 7X, 8X có cách nhìn thoáng hơn, thậm chí, định hướng cho con học nghề mà thị trường lao động đang cần để con “sống được” với nghề. Du học nước ngoài theo hướng tự túc cũng là một phương án chọn lựa của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, họ vẫn không muốn con đi sớm, trước mắt, cứ học nghề hay học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên để có tấm bằng THPT rồi tính tiếp.

Chị Nguyễn Thị Lý ở phường Kim Long (TP. Huế) điềm đạm nộp học bạ cho con vào học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh. Chị kể, con chị học không tốt nhưng lại rất thích học nấu ăn. Cấm cản không được, thậm chí cậu bé nhất quyết không chịu nộp hồ sơ thi THPT. Sau khi nói chuyện với con, chị đã có cách nghĩ khác, để con học nghề, sống với ước mơ và lý tưởng của mình cũng là cách bảo vệ con không sa ngã. “Tôi sẽ đồng hành cùng con, hỗ trợ con, biết đâu thằng bé sẽ là một chủ doanh nghiệp có tiếng trên đất Huế trong tương lai”, chị cười hy vọng. 

Phụ huynh thay đổi tư tưởng cho con học nghề hay học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên bởi các chương trình này đã thực sự thay đổi, gắn bó thiết thực với người học hơn. Các em đều học chung một chương trình phổ thông, thi chung đề và lấy bằng Quốc gia có giá trị như nhau. Học sinh hoàn toàn có thể lựa chọn xét tuyển vào đại học, cao đẳng ngay tại trường sau khi tốt nghiệp THPT hoặc theo các chương trình học trung cấp, cao đẳng sau đó liên thông đại học tại trường. Hệ thống trường nghề đang nỗ lực cải thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp đào tạo, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho học viên sau khi ra trường. Nếu muốn, các em vẫn có thể thi liên thông để học lên bậc cao hơn.

Nếu không đậu lớp 10 công lập cũng không có nghĩa là cùng đường. Vấn đề là cha mẹ và học sinh chọn con đường nào phù hợp nhất để đi tiếp. Mỗi phương án lựa chọn có những thế mạnh của riêng của nó. “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” được nhiều phụ huynh vận dụng trong hoàn cảnh này cũng hợp lý khi thị trường lao động đang cần những người thợ có tay nghề.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngày 6/4, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế tổ chức hội nghị phân luồng giáo dục lần thứ 4, năm 2024. Chương trình được phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn về một số hoạt động giáo dục, hướng nghiệp gắn với mục tiêu việc làm bền vững cho học sinh, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Return to top