ClockThứ Sáu, 27/10/2017 13:36

Không mua bảo hiểm y tế: Khó có điều kiện chi trả khi gặp rủi ro

TTH - Từ 1/10, giá dịch vụ khám, chữa bệnh mới được áp dụng, bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, dẫu là đối tượng bắt buộc nhưng nhiều sinh viên vẫn không có thẻ BHYT phòng thân.

Sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (ảnh có tính minh họa)

Sẽ là gánh nặng

Nghe con bị tai nạn giao thông, chị Trần Thị Ánh ở Phong Điền tức tốc vào Huế. Con trai chị, Lê Văn Ngh., sinh viên Trường đại học Khoa học Huế nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Chị Ánh tá hỏa khi nghe nhà trường thông báo, con chị không mua thẻ BHYT. Hai mươi triệu đồng là số tiền phải đóng cho con khi nhập viện. Bạn bè, người thân mỗi người hỗ trợ một ít nhưng “như muối bỏ biển”. Bác sĩ tiên đoán, sẽ nằm viện khá dài ngày và số tiền phải đóng lên đến hàng trăm triệu đồng. Đúng thời điểm áp giá viện phí mới, lại điều trị ở Bệnh viện TW Huế nên gia đình chị chạy vạy khắp nơi để mượn tiền cứu con. Chị Ánh buồn rầu: “Tôi vẫn cho con tiền đóng BHYT nhưng chẳng biết sao nó không mua nên cả gia đình bây giờ rơi vào cảnh khốn đốn”.

Con số 8,5 % học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT cho thấy nghịch lý, đối tượng tiềm năng nhất của BHYT bắt buộc lại có mức bao phủ chưa vượt trội so với các nhóm đối tượng khác. Sinh viên là thế hệ tương lai cần chăm sóc sức khỏe, có trình độ để tiếp thu tuyên truyền nhưng lại chưa quan tâm đến một chính sách quan trọng về sức khỏe. Ông Võ Khánh Bình, Giám đốc BHXH tỉnh, cho hay: “Hiện tại, các dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế xây dựng đã tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết để điều trị. BHYT không có giới hạn về tiền chi trả điều trị cho người bệnh. Nếu bệnh nhân điều trị lâu dài, bệnh nặng có thể được BHYT thanh toán cả tỷ đồng. Nếu người tham gia BHYT liên tục mà số tiền cùng chi trả lớn hơn 60 tháng lương cơ bản (hơn 72 triệu đồng) thì kể từ lần khám sau (trong cùng 1 năm) sẽ được BHYT chi trả 100%”.

Thiếu chế tài

Bước vào năm học 2017 - 2018, lương cơ sở tăng lên 1,3 triệu đồng/tháng nên mức đóng BHYT của sinh viên cũng điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, mức chênh lệch tăng thuộc phần trách nhiệm phải đóng của sinh viên chỉ 2.800 đồng/em/tháng. Sinh viên có thể đóng 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào Quỹ BHYT. Nhà nước cũng đã có chính sách ưu tiên học sinh/sinh viên trong việc tham gia BHYT bằng việc hỗ trợ ít nhất 30% mệnh giá thẻ BHYT. Các em là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua thẻ BHYT.

Phần lớn, sinh viên chỉ tham gia BHYT khi bị nhà trường thúc ép ráo riết. Trong năm học đầu tiên, 100% sinh viên đều tham gia BHYT do nằm trong “gói” các khoản thu nộp bắt buộc khi nhập học. Từ năm học sau, nhiều sinh viên thoái thác tham gia.  Nhiều người làm công tác BHYT nhận định, do sinh viên là nhóm đặc thù, không tự chủ hoàn toàn và chưa nhận thức đầy đủ về BHYT. Thông thường, bố mẹ cấp tiền cho các em chi tiêu, phục vụ sinh hoạt nhưng sinh viên thường xem BHYT là thứ yếu trong số những khoản chi tiêu của mình.

Nguyễn Thái B., sinh viên Trường đại học Nông Lâm Huế, cho hay, đầu năm, gia đình có cho tiền đóng BHYT nhưng em thấy người rất khỏe nên ưu tiên cho các nhu cầu thiết yếu khác.

Bất cập trong việc tham gia BHYT của sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng được cho là thiếu “cây gậy chế tài”, nhà trường chưa có căn cứ pháp lý để xử lý kỷ luật sinh viên cố tình chây ì, không đóng BHYT. Luật BHYT quy định, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc nhưng thực tế lại chưa có quy định chế tài bắt buộc, do vậy BHYT cho sinh viên vẫn chỉ là tham gia trên tinh thần vận động là chủ yếu. Việc thu đóng BHYT thường được giao cho đại diện lớp học nên hiệu quả thấp. Từ đó, sinh viên tham gia BHYT chưa trở thành nề nếp, không gắn với các chỉ tiêu thi đua của nhà trường.

Các ngành liên quan cần tập trung tháo gỡ những "nút thắt" nêu trên nhằm đưa 100% số học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Thực tế cho thấy, nơi nào ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm quyết tâm thực hiện thì nơi đó tỷ lệ tham gia BHYT cao và ngược lại. Phía các cơ sở khám, chữa bệnh cũng cần thông thoáng thủ tục hành chính, khám có trách nhiệm với người bệnh có BHYT.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

TIN MỚI

Return to top