ClockThứ Ba, 30/06/2020 15:57

Không mùa hè cũng chẳng mùa thu

TTH.VN - “Hà Nội chi 114 tỷ phun nước hạ nhiệt: Nhiều quận huyện hẹn mùa thu mới phun” của Vietnamnet là tít bài của Vietnamnet. Trời nắng nóng như thiêu như đốt mới cần phun nước hạ nhiệt. Đằng này hẹn đến… mùa thu là sao!? Tôi tò mò đọc thử.

Không chỉ Hà Nội, cả trái đất ‘nóng rực’ tuần quaTiết kiệm điện... được thưởng

Thì ra, muốn phun nước để hạ nhiệt cũng không phải dễ, cần sự phối hợp của nhiều ngành; sự chỉ đạo từ trên xuống dưới; thông qua nhiều thủ tục, đặc biệt là thủ tục đấu thầu. Cứ mỗi khâu như vậy chờ đợi nhau, cho nên tóm lại chưa biết khi nào dự án này được thực hiện.

Tôi quan tâm đến điều này bởi vì năm nay nắng nóng không chỉ ở Hà Nội không mà diễn ra hầu như trên cả nước. Miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên… đều nắng hạn. Thừa Thiên Huế những ngày này cũng cảm nhận rất rõ. Cả nước chưa thấy tỉnh nào tính đến chuyện này. Có lẽ Hà Nội năm nay quá nóng cộng với chất lượng không khí có nhiều thời điểm thường xuyên được báo ở mức quá xấu nên Hà Nội có chủ trương như vậy cũng là lẽ phải. Tuy nhiên, cũng có mấy điều băn khoăn...

Tôi đọc hết bài viết nhưng một nội dung quan trọng: kế hoạch phun nước giảm nhiệt vào thời điểm nào – buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều và tối? Phun như thế nào thì không thấy. Nói như thế để chúng ta xác định thời điểm phun nước chứ không thể phun nước cả ngày trên đường được. Không cứ nói phun là được. Dường như đây là lần đầu tiên trên cả nước chỉ có Hà Nội thực hiện dự án “phun nước hạ nhiệt” nên chưa có tiền lệ. Cũng chưa thấy có một nghiên cứu mang tính khoa học nào để đo đếm tính khả thi của việc phun nước hạ nhiệt.

Một hộ kinh doanh ở Huế bắt vòi phun sương giảm nóng ngày hè. Ảnh: Phan Thành

Ở Huế, chúng ta thấy người dân dùng nước để hạ nhiệt có nhiều cách – dành nhiều công viên và nhiều hồ nước trong thành phố. Ở nhà thì ai có điều kiện xây bể cá, hòn non bộ. Tại nhiều nhà dân và quán cà phê, nhà hàng thường bắt những “bét” phun sương để tạo ra những “tiểu khí hậu”. Như bét phun sương chẳng hạn, muốn mát thì phải phun liên tục chứ không phải một thời điểm nào đó rồi thôi. Ngay ở trong từng sân nhà, nếu muốn mát thì cũng phải đợi cho trời tắt nắng và phải phun đẫm nước. Nếu không phun đẫm nước thì chúng ta sẽ thấy nhiệt độ trong sân sẽ nóng hơn do hơi nóng từ trong nền gạch, xi măng bốc lên. Hoặc là khi đang mùa hè nắng nóng trời trở dông nhưng không mưa được nhiều, chỉ lắc rắc trên mặt đường, chúng ta sẽ cảm nhận cái nóng hơn rất rõ. Chuyện này, dân gian  thường gọi là hơi đất. 

Đến đây thì một câu hỏi nữa được đặt ra: Hà Nội dự định phun nước vào thời điểm nào và phun theo cách gì? Theo tôi, như những ví dụ về chuyện phun nước ở Huế, theo người viết, không nên phun nước trên mặt đường khi mặt đường quá nóng, nghĩa là hầu như từ khoảng 8, 9 giờ sáng đến 4,5 giờ, thậm chí đến 6 giờ khi mùa hè, ban  ngày kéo dài ra thì không nên phun nước. Ở Hà Nội, đi xe còn kẹt đường huống gì là phun nước vào buổi chiều muộn. Như vậy thời điểm này cũng nên loại trừ. Thế thì chỉ còn một thời điểm thích hợp nhất là vào buổi sáng.

Mà đã là buổi sáng thì không còn gì đáng bàn. Không biết ở các TP khác thì như thế nào, mà chắc cũng vậy thôi, chứ ở TP Huế, tôi thấy sáng nào cũng có xe phun nước làm sạch những đường phố chính. Khi nào đường phố bụi bặm thì có xe đi hút bụi. Những đường phố nhỏ cũng có nhưng ít hơn. Tôi không tìm hiểu kỹ về điều này nhưng nghĩ rằng, đây là một phần công việc của việc giữ gìn môi trường đô thị - nó cũng giống như thu gom rác, quét đường, thông cống… là công việc thường xuyên, được ghi vào kế hoặch hàng năm. Năm nào có những đột biến thì mới cần xin sự chỉ đạo để bổ sung kinh phí, ví dụ như lũ lụt làm ngập đường phố. Sau lũ lụt bùn rác đọng trên đường phố nhiều cần nhiều chi phí để xử lý.

Như vậy chúng ta có thể hiểu, có lẽ Hà Nội đang bàn là cái việc “tăng cường làm sạch đường phố” để phần nào hạn chế ô nhiễm môi trường chứ mục tiêu phun nước hạ nhiệt, theo tôi là rất khó đạt được - phun nước chỉ bằng xe đi qua một lần, lúc mặt đường đang nóng chỉ có thể làm “coi chừng mắc hơi đất”. Phun vào lúc chiều muộn thì kẹt xe. Phun vào buổi sáng thì trùng với nội dung làm sạch đường phố thường xuyên.

Nói tóm lại, bàn chuyện phun nước giải nhiệt chỉ tổ làm tốn giấy mực. Nó không có mấy ý nghĩa. Nếu trời quá nắng nóng, muốn hạ nhiệt, có lẽ một cách hiệu quả nhất là vận động người dân làm “bét” phun sương, tạo ra những “tiểu khí hậu”. Khi qui hoạch đô thị, những nơi nào có thể thì cũng ưu tiên dành cho diện tích cây xanh, nếu thêm được hồ nước thì càng tốt. Với tình hình biến đổi khí hậu, từ nay trở đi, có thể trời chỉ ngày càng nóng hơn nên mỗi khi làm kế hoạch dự toán – như phun nước đường phố cũng cần lường trước và đưa ngay vào kế hoạch để tránh “đột xuất” mà bàn lui bàn tới – phun nước mùa hè hay… hẹn tới mùa thu.

                                                                             Lê Phương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng

3.400 lượng vàng đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm tạm ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ghi nhận trên thị trường, giá vàng đã giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường thế giới cũng như thông tin về đấu thầu vàng miếng thành công.

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng
Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần

Theo Hãng Thông tấn The Straits Times ngày hôm nay (29/3), hai tổ chức nhân đạo hàng đầu thế giới vừa lên tiếng cảnh báo, nắng nóng khắc nghiệt là một trong những vấn đề gây nguy hiểm nhất do biến đổi khí hậu; mặc dù vậy, vấn đề này ít được quan tâm hơn so với các tác động dây chuyền khác, chẳng hạn như bão và lũ lụt.

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần
Hàn Quốc: Suy thoái kinh tế hạ nhiệt nhờ xuất khẩu cải thiện

Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc ngày hôm nay (15/9) cho biết, tình trạng suy thoái của nền kinh tế Hàn Quốc dường như đang dần hạ nhiệt, nhờ các dấu hiệu của sự phục hồi trong lĩnh vực xuất khẩu, mặc dù sự biến động về giá nguyên liệu thô toàn cầu được xem là một mối đe dọa.

Hàn Quốc Suy thoái kinh tế hạ nhiệt nhờ xuất khẩu cải thiện
Giữ sạch bãi biển mùa hè

Những ngày hè, khá đông khách đổ về các bãi biển để tắm mát, thưởng thức hải sản... Điều này cũng khiến các địa phương có biển phải chú trọng hơn đến công tác giữ sạch vệ sinh môi trường, giữ điểm đến ấn tượng trong lòng du khách.

Giữ sạch bãi biển mùa hè
Return to top