ClockChủ Nhật, 24/10/2021 10:57

Không nên phản ánh những điều chưa chắc chắn

TTH.VN - Tuổi Trẻ Online dẫn nguồn từ một tấm ảnh phản ảnh trên Hue S về một bữa ăn trưa cho học sinh lớp 2 ở Trường tiểu học Xuân Phú, TP Huế. Và cho rằng, một số phụ huynh nghi vấn bữa ăn như vậy là không đủ chất dinh dưỡng !?

Bữa ăn trưa miễn phí dành thí sinh vùng caoKiểm soát an toàn thực phẩm trong trường học

Một bữa ăn tại Trường tiểu học Vĩnh Ninh (ảnh minh họa). Ảnh: LT

Trong ảnh được đăng tải mô tả bữa ăn thì thấy có cơm và 3 món: cá, giá xào, canh bí đao. Theo giải thích của nhà trường thì đó là cá thát lát nguyên chất chiên. Giá thì xào với thịt heo nạc. Canh thì nấu với tôm xay nhuyễn. Trường Xuân Phú cho biết giá của một bữa ăn như vậy là 16.000đ.

Nếu như lời giải thích của nhà trường là đúng và đối chiếu với thông tin giá cả "chợ đò” (mà người viết bài này biết được) thì với 16.000đ mà cho ra một bữa ăn như vậy là hợp lý, nếu không muốn nói là quá khéo léo trong chế biến món ăn!

Cá thát lát xay nhuyễn, thường được gọi là chả cá thát lát khá đắt. Trên thị trường Huế xê dịch trên dưới 170.000đ/kg. Thịt heo nạc cũng không phải rẻ (nhất là từ sau khi bị dịch tả lợn châu Phi). Còn tôm, nếu mà tôm thiên nhiên (thường gọi là tôm rảo, tôm gân) thì lại càng đắt. Loại ngon trên thị trường dao động từ 200 – 250 ngàn một kg. Những ngày mưa gió nước bạc tràn về đầm phá có khi còn đắt hơn nữa.

Chúng ta có thể so sánh với một bữa trưa tại các hàng quán hay gọi là “cơm bụi”. Với giá dao động từ 20.000đ – 25.000đ thì thấy gồm những món: cơm, một miếng thịt heo nạc rim (gọi là cốt lết mỏng), miếng chả trứng, một hai miếng đậu phụ kho, tí rau xào và một bì canh (nói chung là khoảng 4 món, mỗi thứ mỗi ít). So sánh như vậy để thấy, chưa chắc bữa ăn trưa nói trên ở Trường tiểu học  Xuân Phú đắt hay rẻ. Mà theo người viết, nếu đúng như mô tả từ bếp nhà trường thì bữa ăn như vậy là rẻ. Chẳng những rẻ mà còn khéo chế biến nữa!

Nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là chuyện thông tin. Chúng ta có nên thông tin những điều chưa chắc chắn không?

Trong phản ánh nói trên, thấy có ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo “xuất hiện”. Theo lời dẫn của báo thì ông sẽ đề nghị Trường tiểu học Xuân Phú và Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Huế giải trình cụ thể vụ việc.

Theo dõi vụ việc cụ thể này, người viết có mấy ý kiến như sau:

Giữa chi phí và chất dinh dưỡng là những việc hoàn toàn khác nhau. Dù biết là phụ huynh bỏ tiền chi phí cho con em mình nhưng nhất thiết phải xây dựng hướng dẫn một bữa ăn như thế nào là đảm bảo chất dinh dưỡng (cụ thể ở đây là với các cháu bán trú). Ví dụ như ở độ tuổi này thì cần tối thiểu bao nhiêu calo cho một bữa ăn. Rồi trong bữa ăn còn phải cân đối giữa các chất. Điều này chỉ có các chuyên gia dinh dưỡng mới có thể chỉ ra được. Tốt hơn hết là ngành y tế phối hợp với các chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn về việc này. Nó thành một hướng dẫn hẳn hoi, dù là tương đối, tức là chỉ tiệm cận với chuẩn mực dinh dưỡng chuẩn. Khi ấy, “ anh nuôi” lấy chuẩn theo hướng dẫn và giá cả thị trường để đề xuất một mức thu phù hợp. 16.000đ không đủ chất dinh dưỡng cho một bữa ăn thì đề xuất 20.000đ, 25.000đ, thậm chí hơn. Nhân đây cũng xin nói thêm, cần đưa ra nhiều mức dinh dưỡng (ứng với chi phí để phụ huynh và các em lựa chọn, vì không phải em nào cũng đòi hỏi một chất dinh dưỡng giống nhau). Không khéo nếu thực hiện nay vậy, thu nhiều hơn thì phụ huynh nói đắt, thu ít thì nói phù hợp túi tiền mà thiếu chất dinh dưỡng !?

Theo tôi, đáng lý phụ huynh nghị kỵ về dinh dưỡng của bữa ăn thì gặp mặt, trao đổi, đề đạt ngay với nhà trường để có hướng giải thích, xử lý sẽ hay hơn là chụp ảnh rồi phản ảnh lên mạng. Bởi đủ chất dinh dưỡng hay không, một bữa ăn với 16.000đ là đắt hay rẻ, có “ăn chặn” hay không là điều chưa biết được. Những điều chưa chắn chắn mà đưa ra “bàn dân thiên hạ bàn luận” , theo tôi là điều không nên. Anh nói thì dễ nhưng để nhà trường giải thích thuyết phục cho được dư luận, mà cụ thể ở đây là phụ huynh của nhà trường chưa chắc là chuyện dễ. Dân gian có câu: “Một nghi mười ngờ” là vậy. Cho nên nếu có phản ánh thì chúng ta hãy phản ánh những điều chắc chắn. Chỉ một việc cụ thể của một nhà trường nhưng có khi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường giáo dục, việc này phải hết sức cẩn trọng.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn

Nắm bắt xu hướng nhu cầu về dinh dưỡng trong đời sống ngày càng cao, năm 2024, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế bắt đầu mở khóa đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng đầu tiên.

Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh
Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Để tăng cơ hội cho trẻ em ở vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch này vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện.

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top