ClockChủ Nhật, 08/03/2020 17:44

“Không nhận hàng trả lại!”

TTH.VN - Tôi chấp nhận bỏ cuộc trước lượng người quá đông ở một cửa hàng tiện lợi, dù món mình cần sắp hết. Dẫu hết sức thông cảm với nỗi lo âu của nhiều người, nhưng tôi không thể hiểu được vì sao lại cứ phải tất tả và sợ hãi đi mua gom hàng đến như vậy.

Tăng cường các biện pháp đảm bảo cung cầu thị trường, hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùngKiên quyết xử lý nếu các hộ kinh doanh nâng giá bất thường

Không khí yên ả ở cửa hàng gạo Hiệp Thúy trên đường Điện Biên Phủ chiều 8/3, khác hẳn với vẻ tấp nập chỉ một ngày trước đó. Ảnh: Quang Thiều

Một lúc nào đó, khi mọi việc đã qua, biết đâu ai đó sẽ có một biến tấu nào đó khi gạo, mì tôm, mắm muối, giấy vệ sinh, dầu ăn…được người ta chở đầy trên những chiếc xe trên khắp các ngõ phố. Facebook, dạng “ngày này năm xưa” rồi sẽ tha hồ nhắc lại những khung cảnh này khi nó được “giăng” khá nhiều trên các story của vô khối người.

“Người nhà cứ mua hết thứ này đến thứ kia. Mà nhà còn đầy. Bảo không được. Huhu” là lời của cháu trai tôi, trên facebook. Quá nhiều những tương tác như thế bằng lời, bằng hình ảnh. Ai đó đã dẫn link từ các tờ báo về việc Hà Nội đủ hàng hóa kể cả khi có 1.000 người nhiễm bệnh; Hải Phòng đảm bảo cung cấp lương thực - thực phẩm miễn phí tại khu vực có dịch hay thông tin từ Bộ Công thương về việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch.

Báo Thiên Huế điện tử chiều 8/3 cho hay, gần 320 tấn gạo và 20.000 thùng mì tôm là số lượng hiện đang tồn kho tại các siêu thị và đại lý trên địa bàn. Riêng mì tôm hiện đang còn tồn kho hơn 100 tấn và lượng hàng sẽ tiếp tục được bổ sung từ nguồn nhập về của các doanh nghiệp…

Không rõ những thông tin như vậy đã trấn an người dân trong cơn đột biến mua lương thực - thực phẩm trong hai ngày vừa qua. Cũng không biết là có phải mọi người đã yên tâm với phần dự trữ của mình hay không, nhưng sang ngày 8/3 và nhất là chiều 8/3, trạng thái này đã dịu lại. Đã có sự nhàn rỗi hơn ở các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các quầy tạp hóa. Vào lúc gần 15h chiều 8/3, cửa hàng gạo Hiệp Thúy trên đường Điện Biên Phủ gần nơi tôi ở đã trở lại trạng thái yên ả, khác hẳn với không khí tấp nập và có phần bối rối trước đó.

Tôi đã bật cười, không phải vì trông thấy bà chủ và người giúp việc thư thả đứng chuyện trò trong lúc rỗi rãi mà vì dòng chữ trên tấm bảng đặt ngay trước cửa “Hàng bán không tăng giá. Không nhận hàng trả lại!”. Doanh nhân, tiểu thương bao giờ cũng thông thái hơn khi lường trước được sự việc có thể xảy ra, nhất là đối với mối quan hệ với những khách hàng đã trở nên thân quen. Thế nên, cứ nói trước được lòng sau vẫn là tốt nhất. Buồn cười khi nhớ lời một đức ông chồng buông lời than thở với icon mặt cười dưới tấm hình xe máy chất mấy thùng mì tôm mình thấy đâu đó trên màn hình khi lướt facebook “Có thiếu mô mà mạ hắn cứ mua rồi bắt ăn mì tôm cố mạng!”…

COVID-19 vẫn đang được kiểm soát và tăng cường kiểm soát. Cả một guồng máy của hệ thống chính quyền đã được kích hoạt để kiểm tra, giám sát, cách ly, hạn chế khả năng lây lan nếu có. Dù có lo lắng, nhưng điều cần thiết nhất cần có trong giai đoạn này là biết cách tăng cường sức đề kháng cho gia đình; tạo không gian thoáng đãng cho khu vực nhà ở; hạn chế và nhớ đeo khẩu trang khi ra nơi đông người; rửa tay thường xuyên. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở bất thường phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời…

Yên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm
1.000 bệnh nhân mua hàng miễn phí ở gian hàng 0 đồng

Chiều 24/3, Phòng Công tác xã hội – Chăm sóc khách hàng (CTXH-CSKH) Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tổ chức “Gian hàng 0 đồng” chia sẻ yêu thương đối với bệnh nhân (BN) nghèo đang điều trị tại các khoa, phòng.

1 000 bệnh nhân mua hàng miễn phí ở gian hàng 0 đồng
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top