ClockThứ Tư, 13/06/2018 06:00

Không thể chấp nhận

TTH - Trong một xã hội pháp quyền, không thể lấy biểu tình, bạo loạn như kiểu luật rừng làm phương thức xử sự nhằm chống lại chính quyền. Tiếc rằng, không ít người dân vì kém hiểu biết, bị kẻ xấu kích động dẫn đến có những hành vi không thể chấp nhận được.

Bế mạc Hội nghị T.Ư 7: Đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức quyềnĐể đảm bảo quyền tiếp cận pháp luật của dân

Cảnh sát cơ động lập hàng rào chắn để đảm bảo an toàn trước hành động quá khích của các đối tượng tại Bình Thuận. Ảnh: VOV

Trên mạng xã hội đang lan truyền những clip, hình ảnh kêu gọi “biểu tình toàn quốc”, biểu tình ở Bình Thuận nhằm phản đối Quốc hội thông qua dự luật về Đặc khu kinh tế. Những kẻ đội lốt "dân chủ" coi đây như “hành động yêu nước”, “biểu tình ôn hòa” và khuyên răn lực lượng cảnh sát “chĩa súng lên trời”, không đàn áp người dân biểu tình. Coi đây như là sự kiện vì "sự sống còn của dân tộc”.

Sự thật khi nhìn thấy những hình ảnh về hành vi quá khích của những người mang danh biểu tình ôn hòa mà du côn, sặc mùi manh động, bạo loạn thì chúng ta không thể chấp nhận được. Ôn hòa cái gì khi mà những kẻ tham gia dùng gậy gộc, gạch đá, bom xăng để tấn công lại cảnh sát cơ động, vượt qua tường rào xông vào trụ sở chính quyền, đập phá tài sản, xe cộ… như loại côn đồ thực sự. Cảnh sát chống biểu tình chỉ nâng khiên chống đỡ trong khi một số thanh niên du côn áp vào để tấn công quyết liệt với họ bằng mọi công cụ. Hàng chục cảnh sát bị thương nặng, trụ sở chính quyền bị đập phá, đốt bom xăng… Hình ảnh thực tế như vậy có còn gọi là biểu tình ôn hòa được không? Thử hỏi những người tham gia biểu tình "vì đất nước" có mấy ai biết gì về dự luật Đặc khu kinh tế, Luật An ninh mạng hay chưa? Hay chỉ vì thấy trên mạng người ta giật tít như có vẻ yêu nước, có vẻ tâm huyết với dân tộc mà đi theo kiểu a dua đám đông… Những người có hành vi biểu tình côn đồ rồi sẽ phải đối mặt với pháp luật, chịu trận cho kẻ “ném đá giấu tay”.

Những năm gần đây, lợi dụng những sự kiện hay biến động gì lớn là xuất hiện những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm kích động và kêu gọi chống đối của lực lượng thù địch. Sự kiện Fomosa, thủy điện Vĩnh Tân, BOT Cai Lậy… là những điển hình như vậy. Mầm mống hình thành không phải từ nội tại của quần chúng nhân dân mà chính là những tổ chức chống đối, từ kẻ có chức sắc lợi dụng tôn giáo. Dễ nhận ra khi những kẻ quá khích tham gia biểu tình, gây rối, bạo loạn là những thanh niên mới lớn ít học, là những phụ nữ luống tuổi thiếu hiểu biết và những kẻ hiếu kỳ a dua kém nhận thức. Nhưng nghiêm trọng nhất là những kẻ đứng đằng sau với những đồng đô la được chuyển khoản bí mật bơm vào làm chất xúc tác cho biểu tình, chống đối.

Sự việc phản đối dự luật Đặc khu kinh tế chỉ là cái cớ để kêu gọi xuống đường biểu tình. Biết rằng một dự luật có thể hợp lý hoặc chưa hợp lý, có thể chưa kín kẽ, bất lợi nên người dân có quyền góp ý, miễn là có trí tuệ, mang tính xây dựng. Nhưng có những kẻ đã lợi dụng để kích động chống đối, gây xáo trộn xã hội, gây mất ổn định chính trị và những điều đó nằm trong ý đồ của các tổ chức chống đối.

Nhìn sang châu Phi, Trung Đông, khi làn sóng của “cách mạng hoa nhài” tràn sang từ những năm về trước mới thấy được cái giá bình yên của đất nước chúng ta. Từ Tuynizi, Ly Bi, Ai Cập… xuất phát cũng từ một đám biểu tình quá đà dẫn đến bạo loạn, những thế lực thù địch chớp thời cơ để chia rẽ lãnh đạo, khuếch trương mâu thuẫn, tạo bất ổn từ “cách mạng hoa nhài”. Tình hình đang bị quốc tế hóa hiện nay ở Sirya chưa biết đến khi nào được yên, nội chiến có thể xảy ra bất cứ khi nào. Khổ nhất vẫn là người dân phải bỏ chạy khỏi đất nước khi dòng người tị nạn ngày càng dài hơn, đất nước chìm đắm trong bom đạn. Những người bị kích động, mù quáng, a dua theo các đám lôi kéo biểu tình, tham gia bạo loạn ở Bình Thuận và các địa phương phải bình tĩnh, tỉnh táo để thấy được giá đắt của sự bất ổn đó. Hành vi đã làm đã chà đạp không khí hòa bình của người dân Việt và của chính bản thân gia đình mỗi người. Hành vi của họ đã đi quá xa, không thể chấp nhận được và phải được nghiêm trị theo phép nước.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Gắn kết giữa người dân và chính quyền

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã thực sự tạo cơ hội gắn kết các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình với chính quyền và các tổ chức nhà nước về lâm nghiệp... góp phần nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, bảo vệ rừng cho người dân.

Gắn kết giữa người dân và chính quyền
Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (DDCI) năm 2023 cho thấy, đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền cấp huyện, thị và sở, ngành có nhiều dấu hiệu tích cực.

Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận
HẠN CHẾ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN:
Linh hoạt các phương thức truyền thông

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 và sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn nên khá nhiều người lao động (NLĐ) phải nghỉ việc và chưa có cơ hội trở lại làm việc sau 1 năm, nên số người đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong năm 2023 tăng đột biến. Xung quanh vấn đề này, Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với Giám đốc BHXH tỉnh - ông Nguyễn Viết Dũng.

Linh hoạt các phương thức truyền thông
Đổi mới phương thức xây dựng nghị quyết

Vẫn còn những tồn tại trong cách thức tư duy về nội dung và ban hành nghị quyết (NQ) của tổ chức đảng các cấp, nhất là ở cơ sở; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần được thực hiện ngay từ trong khâu này.

Đổi mới phương thức xây dựng nghị quyết
Return to top