"Không thể cứ tỷ giá tăng thì đòi tăng giá điện"
TTH.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, tỷ giá biến động không chỉ riêng 3 tập đoàn năng lượng bị ảnh hưởng mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác.
Ba Tập đoàn lớn là Điện lực, Công nghiệp than-khoáng sản và Dầu khí đang kêu lỗ hàng trăm tỷ đồng do điều chỉnh tỷ giá USD và đề nghị tính vào giá thành điện, tăng giá điện. Nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế ở TP HCM cho rằng, tăng giá điện thời điểm này là không hợp lý.
Công ty Cổ phần may quốc tế Thắng Lợi mỗi tháng đang trả tiền điện khoảng 4,5 tỷ đồng. Nếu sắp tới, giá điện tăng thì doanh nghiệp này phải trả thêm một khoản không nhỏ cho chi phí điện phục vụ sản xuất. Lãnh đạo Công ty Cổ phần may quốc tế Thắng Lợi cho rằng, việc điều chỉnh tăng giá điện lúc này là không hợp lý. Vì tỷ giá USD biến động, chính doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng và doanh nghiệp cũng cần sự chia sẻ từ phía ngành chức năng.
Ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần may quốc tế Thắng Lợi cho biết, việc này nên xem xét lại bởi nếu tăng giá điện khó khăn sẽ chồng chất khó khăn cho các doanh nghiệp.
“Tỷ giá USD tăng không chỉ có các ngành năng lượng gặp khó khăn mà tất cả các doanh nghiệp khác đều khó khăn. Các doanh nghiệp khác cũng nhập khẩu, trong khi đầu ra không tăng mà đầu vào đều tăng nên doanh nghiệp sẽ cực kỳ khó khăn. Đề nghị doanh nghiệp không tăng giá điện lúc này”, ông Hòa phân tích rõ.
![]() |
Khi tỷ giá biến động, cả 3 Tập đoàn đều đề nghị tính vào giá thành để tăng giá điện nhằm bù lỗ là không hợp lý. (Ảnh minh họa: KT) |
Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, không chỉ có 3 Tập đoàn bị lỗ do tăng tỷ giá, các doanh nghiệp nhập khẩu đều khó khăn.
“Cho nên không thể vì 3 Tập đoàn này để áp điều chỉnh tăng giá điện là bất hợp lý. Trong khi chính phủ đang cố gắng kềm chế giá, việc tăng giá điện lúc này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, sức cạnh tranh của doanh nghiệp lúc này căng thẳng hơn lúc nào hết. Nếu chỉ lo cho 3 Tập đoàn lớn đó thì các doanh nghiệp khác sẽ ra sao? Tôi cho rằng không nên tăng giá điện”, ông Minh thẳng thắn cho biết.
Nhiều chuyên gia kinh tế ở TP HCM cũng cho rằng, 3 Tập đoàn Điện lực, Công nghiệp than - khoáng sản và Dầu khí đều là tập đoàn sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, trong sản xuất, kinh doanh phải có dự phòng rủi ro về biến động tỷ giá. Việc này phải được tính vào giá thành từ trước. Khi tỷ giá biến động, cả 3 Tập đoàn này đều đề nghị tính vào giá thành để tăng giá điện nhằm bù lỗ là không được.
TS. Trần Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Mở TP HCM nhận định, 3 Tập đoàn này là những tập đoàn độc quyền nên không có cạnh tranh để đối chiếu được việc tăng giá điện.
“Trước đây, các tập đoàn này đều thu lãi thì sao? Doanh nghiệp lãi thì hạch toán giá lãi, bây giờ lỗ thì hạch toán lỗ. Còn tăng giá điện thì phải theo lộ trình của Chính phủ, không thể cứ tỷ giá tăng thì đòi tăng, mai mốt tỷ giá giảm thì sao? Giá điện có giảm không, trong quá khứ giá USD đã có lúc giảm. Kiến nghị đề nghị tăng giá điện là không hợp lý”, TS. Trần Văn Thuận chỉ rõ.
Tại TP HCM hiện có hơn 120.000 doanh nghiệp, chi phí cho điện đang là một phần quan trọng cấu thành nên giá sản phẩm. Việc tăng giá điện sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các bộ, ngành chức năng nên cân nhắc kỹ việc điều chỉnh tăng giá điện./.
Lệ Hằng/VOV
- Ra mắt "Sàn Giao dịch công nghệ và điểm kết nối cung - cầu công nghệ" (18/05)
- Khai trương cổng kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học & Công nghệ (18/05)
- Nhiều tác nhân gây bệnh khiến cá nuôi chết hàng loạt (18/05)
- Hỗ trợ vốn vay 350 tỷ đồng cho dự án Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên (18/05)
- Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (18/05)
- Xuất khẩu gạo vào Asean: Cửa rộng nhưng vẫn vướng (18/05)
- Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở (18/05)
- Tôn vinh 14 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022 (18/05)
-
Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
- Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
- Mở cao điểm xử lý xe vận tải chưa lắp camera giám sát
- Thu hoạch lúa, đề phòng dông sét
- Logistics & một góc chuyện về vận tải biển
- Nông dân gặp khó
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- Nhiều lợi thế khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế
- Nâng tầm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa Phong Điền
- Tập trung nguồn lực thu hoạch lúa đông xuân
-
Chọn nghề khó để chinh phục thành công
- Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- “Áp lực” phát triển
- Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp xã giao Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEON Mall Việt Nam
- Tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh rong bạ
- Cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Huế
- Sẵn sàng chào đón làn sóng đầu tư đến từ Hàn Quốc
- 5.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh"
- CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Xem tin mới nhất hôm nay