ClockThứ Sáu, 22/04/2016 10:23

Không thể lãng quên lịch sử và văn hóa

TTH - Đã thành thông lệ, vào các dịp nghỉ lễ (Giỗ Tổ; 30/4;1/5; 2/9) đa số người lao động chỉ quan tâm ngày nghỉ đó có trùng vào ngày thứ 7, chủ nhật hay không và được nghỉ bù vào ngày nào? Cái người ta quan tâm không phải ở ý nghĩa của những ngày lễ này mà chỉ để xếp lịch đi chơi, đi tham quan.

Thực trạng trên một phần bắt nguồn từ những bất cập trong giáo dục lịch sử. Trong một thời gian chưa phải là dài, môn lịch sử ở các cấp học ít được coi trọng. Nguyên nhân đã được phân tích ở nhiều góc độ khách quan- chủ quan, người dạy- người học, giáo trình - phương pháp. Dù do nguyên nhân nào thì kết quả của việc xa rời môn lịch sử, chán học lịch sử là điều ai cũng thấy. Thậm chí có những bài viết cảnh báo “môn lịch sử sẽ bị khai tử” trong tương lai.

Kể chuyện trong giờ học lịch sử ở Trường THCS Điền Hải (Phong Điền). Ảnh: thcsdhai

Trong nhà trường, học sinh không thích học, tất yếu sẽ tạo tâm lý thiếu hứng khởi, thiếu nhiệt tình của người dạy. Trong khi đó ở ngoài xã hội, nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang thúc đẩy các ngành khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ lên ngôi. Ý thức được điều đó nên cũng dễ hiểu khi người dân nói chung và tuổi trẻ hôm nay nói riêng lựa chọn các môn khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, để định hướng cho sự học tập của mình. Môn lịch sử tất nhiên bị xem nhẹ.

Trước đây, dân ta đã được giáo dục và ý thức được về nỗi nhục của người dân mất nước, của một dân tộc bị nô lệ. Vì vậy, cả dân tộc đã đứng lên đấu tranh để xóa bỏ nỗi nhục đó. Ngày nay, khi đã trở thành người chủ đất nước thế hệ hôm nay  phải giữ được đất nước, đưa đất nước đi lên để “sánh vai với các cường quốc năm châu”, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu. Đó là mệnh lệnh của dân tộc, của thời đại.  Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước,/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Mà muốn giữ nước phải biết lịch sử. Lãng quên lịch sử buộc phải trả giá. Đó là bài học đã được thực tiễn của nhiều dân tộc chứng minh trong thời đại ngày nay.

Một yếu tố khác thiết nghĩ cũng rất cần được nhấn mạnh là phải xem trọng vai trò của văn hóa. Thực tế là đã có sự đổi mới tư duy về kinh tế, sự “đỡ đầu” từ nhiều phía để các trí thức trẻ vươn lên trong làm ăn, nghiên cứu khoa học công nghệ, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng thực tế lại có một đòi hỏi khác, đó là muốn đưa đất nước đi lên cần phải phát huy vai trò của văn hóa. Văn hóa trở thành mục tiêu, là động lực của sự phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội. Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc,  những giá trị văn hóa được kết tinh trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Phát triển phải đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc dân tộc nằm trong truyền thống, trong lịch sử dân tộc mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã chỉ rõ: “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”.

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước hết cần bảo vệ và phát huy truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, khẳng định ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời bảo vệ và phát huy tinh hoa văn hoá, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh làm động lực cho việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Ngày nay, các thế lực thù địch đang chống phá nước ta, chúng tìm cách bôi đen lịch sử, xuyên tạc lịch sử, vì vậy muốn bảo vệ được đất nước cần phải trang bị cho mình những tri thức về lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Ths.Trần Trọng Hướng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Return to top