ClockThứ Năm, 16/09/2021 07:00

Không xem nhẹ y tế học đường

TTH - Gần 100 trường học chưa nhận được kinh phí dành cho y tế trường học đặt ra những khó khăn, thử thách trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của học sinh. Nhất là trong thời điểm phòng, chống dịch COVID-19, cần có giải pháp bảo đảm hệ thống y tế học đường, đảm trách tốt chức năng cũng như vai trò dự phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cho học sinh.

Nhu cầu nguồn nhân lực y tế cần rất lớnQuan tâm hơn cho y tế trường học

Chăm sóc răng miệng cho học sinh

Khoảng trống

Cách đây không lâu, nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình trước tình trạng một số trường bố trí nhân viên kế toán kiêm nhân viên y tế (NVYT). Phụ huynh cho rằng, một người có chuyên môn về kế toán sẽ khó am hiểu về lĩnh vực sức khỏe, nhất là dịch bệnh triền miên, yêu cầu môi trường phải thực sự đảm bảo an toàn trong trường học. Hơn nữa, nếu có cán bộ chuyên trách, có trình độ chuyên môn đứng ra kiểm tra, giám sát, xử lý kịp những tình huống nguy cấp thì nhà trường và phụ huynh đều yên tâm.

Đồng tình quan điểm này, chị Lê Ngọc Quỳnh, phụ huynh có con học tiểu học, chia sẻ: Tôi chỉ thực sự yên tâm khi giáo viên cũng như NVYT được tập huấn kỹ về phòng dịch COVID- 19. Họ phải là người giúp học sinh có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng, chống dịch bệnh, nhất là các em ở lại bán trú. Với những học sinh có tiền sử bị bệnh, có cán bộ chuyên môn giám sát phụ huynh sẽ bớt lo hơn.

Trở lại câu chuyện NVYT kiêm nhiệm phản ánh thực trạng chung của các trường trên địa bàn khi có bốn chức danh, như thủ quỹ, văn thư, kế toán, y tế nhưng các trường chỉ có được 2 biên chế. Trong khi, suốt thời gian dài, tình trạng xem y tế học đường chỉ là bước sơ cứu ban đầu hiện hữu ở nhiều trường học, nhất là những trường vùng cao, y tế học đường vẫn còn là vấn đề nan giải khiến học sinh chịu nhiều thiệt thòi. Còn nhớ nhiều năm liền, toàn huyện Nam Đông vẫn còn 11 trường tiểu học không có NVYT. Mỗi khi các em đau bụng, đau đầu hay nóng sốt, giáo viên chỉ biết xoa dầu hoặc đem qua trạm y tế khám.

Khối lượng công việc của các NVYT ở các trường không hề nhỏ. Nhiều trường mầm non, tiểu học thực hiện bán trú nên thời gian học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà. Bếp ăn bán trú phải do cán bộ y tế quản lý, chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, mỗi mùa dịch NVYT phải phòng tránh, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, xử lý môi trường sống... Cô giáo Tôn Nữ Lục Hà, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai cho hay: Trường có một NVYT có trình độ cao đẳng y tế nên nắm chắc chuyên môn, công tác phòng, chống dịch bệnh của nhà trường đã chủ động hơn. Trường có 1 phòng cách ly và 1 phòng chăm sóc trẻ mệt, NVYT thường xuyên phối hợp với trạm y tế để tư vấn cho phụ huynh chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn.

Thiếu nhân viên y tế đạt chuẩn

Kinh phí hoạt động dành cho công tác y tế trường học chủ yếu lấy từ nguồn bảo hiểm y tế học sinh. Tuy nhiên, để được trích chuyển 5% số tiền này yêu cầu các cơ sở giáo dục phải có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh; chữa bệnh làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; cơ sở phải có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ, cấp cứu, xử trí ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập tại trường học.

Đo thân nhiệt cho học sinh

Quy định này khiến nhiều trường học lúng túng, bởi trên thực tế, nhiều NVYT chưa có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Theo thống kê từ BHXH tỉnh, năm 2020, toàn tỉnh có gần 100 trường học không làm hồ sơ để nhận kinh phí trên 6,8 tỷ đồng để chăm sóc sức khỏe học đường. Theo đánh giá của các nhà trường, việc thiếu kinh phí cũng như nhân viên y tế học đường có trình độ chuyên môn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Hầu hết NVYT tại trường đều là kiêm nhiệm hoặc phối hợp với y, bác sĩ trạm y tế địa phương. Cũng vì chỉ là hợp đồng bán chuyên trách nên công việc của các nhân viên y tế học đường chỉ dừng lại quản lý sổ sách, ghi chép cân nặng xem trẻ thiếu cân hay thừa cân, có cận thị...

Vẫn có sự hoài nghi, liệu các trường không nhận được kinh phí do NVYT thiếu bằng cấp thì sẽ chăm sóc sức khỏe ban đầu của học sinh như thế nào? Mặc dù ngành giáo dục có chủ trương, trong bốn chức danh được phân bổ chỉ tiêu biên chế ở các trường học, NVYT được quan tâm đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều NVYT chưa mặn mà theo học các lớp nâng chuẩn; các trường thiếu phòng y tế để sơ cấp cứu ban đầu là lý do dẫn đến việc không được cấp kinh phí. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏa ban đầu của học sinh. Thiết nghĩ, thời điểm này y tế trường học cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế… cũng như chất lượng cán bộ y tế phải đảm bảo được yêu cầu. Có như vậy mới có được đội ngũ NVYT trường học thực sự có chuyên môn và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan sức khỏe học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Chế biến trà từ hoa sim

Từ việc nghiên cứu đề tài tham dự cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, nhóm học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn đã chế biến trà túi lọc từ hoa sim, một sản phẩm độc đáo từ nguồn nguyên liệu địa phương.

Chế biến trà từ hoa sim
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top