ClockThứ Tư, 29/03/2017 13:43

Khủng bố trong thời đại công nghệ

Xung đột giữa chính phủ và các đại gia công nghệ giữa quyền riêng tư và vấn đề an ninh đã xuất hiện những điểm nóng mới.

Thủ tướng Anh kêu gọi đoàn kết sau vụ tấn công khủng bố ở LondonCampuchia tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu chống khủng bố quốc tếNga: Thế giới cần liên minh chống khủng bố toàn cầu

Khủng bố trong thời đại công nghệ
Ứng dụng Live Location Facebook vừa ra mắt giúp người chia sẻ và ước lượng thời gian di chuyển bằng thời gian thực. Đây có thể lại là hiểm họa an ninh mới - Ảnh: TechCrunch

Ba công ty công nghệ Google, Facebook và Twitter đang gặp áp lực lớn trong cuộc gặp với các quan chức Anh, dự kiến diễn ra vào ngày mai 30/3.

Chính quyền Anh cho rằng những đại gia công nghệ này chưa thể hiện được trách nhiệm trong việc giúp đỡ các nước đương đầu với khủng bố, mà mới nhất là vụ khủng bố khiến ít nhất 4 người chết và hàng chục người bị thương gần tòa nhà Quốc hội Anh, theo USA Today.

Chuyện cũ tái diễn

Nghi phạm của vụ khủng bố tại London ngày 22/3 được xác định là Khalid Masood. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã nhận trách nhiệm, khẳng định Masood là “chiến binh” của họ. Dù vậy, do Masood đã bị bắn chết nên quá trình điều tra của cảnh sát vẫn bế tắc.

Mấu chốt có thể nằm ở những tin nhắn trong điện thoại của Masood gửi qua ứng dụng WhatsApp ngay trước lúc hành động.

Ý tưởng về một cuộc gặp với Facebook, Google và Twitter xuất hiện sau khi Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd nói rằng các công ty công nghệ phải tháo gỡ những video có nội dung cực đoan, và đặc biệt phải cho phép cơ quan chức năng truy cập thông tin mã hóa, từ đó tình báo có thể xem được nội dung tin nhắn như trên WhatsApp - ứng dụng hiện có hơn 1 tỉ người dùng, theo trang công nghệ TechCrunch.

Lý luận của người làm luật là nếu nắm được thông tin, họ có thể nhanh chóng xác định đối tượng có khả năng trở thành khủng bố, hoặc ít nhất biết được kế hoạch và ngăn chặn kịp thời.

Kể từ lúc nổi lên năm 2014, IS đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ tuyên truyền, tuyển mộ khủng bố rất hiệu quả.

Ông Rudd viết trên Sunday Telegraph: “Mỗi vụ tấn công lại nhấn mạnh vai trò của Internet như một công cụ truyền tải, kích động và tạo cảm hứng cho bạo lực, phát tán tư tưởng cực đoan ở mọi hình thức”.

Hơn một năm sau khi CEO của Hãng Apple - ông Tim Cook - gây tranh cãi trên toàn cầu vì từ chối hợp tác với Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), mâu thuẫn giữa tính bảo mật cá nhân và nguy cơ an ninh lại được xới lên.

Apple đã từ chối thiết lập một dạng cổng hậu (backdoor) cho phép chính quyền truy cập vào những thiết bị, thông tin mã hóa của người dùng.

Dĩ nhiên các công ty công nghệ khác cũng ủng hộ Apple, bảo vệ quyền lợi cho họ và người dùng. Sự riêng tư là nhân quyền, nhưng an ninh - mạng sống thậm chí còn quan trọng hơn.

Vô tình “hỗ trợ” 
khủng bố

Trong khi chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa tự do và an toàn, chính quyền các nước lại đứng trước nhiều nguy cơ hơn nữa từ chủ nghĩa khủng bố. Tất cả cũng bắt nguồn từ... sự phát triển của công nghệ.

Những ngày này, Google đang phải giải quyết vấn đề liên quan tới quảng cáo trên YouTube. Nhiều công ty cho rằng quảng cáo của họ bị đặt trên các video có nội dung cực đoan, bạo lực mà Google có trách nhiệm phải tháo gỡ hoặc sắp xếp lại.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson gay gắt khi chỉ trích Google “ghê tởm” vì thiếu trách nhiệm: “Họ cần phải ngừng ngay việc kiếm tiền từ những chất liệu bạo lực thô bỉ như thế”.

Nhưng kể cả khi Google tháo gỡ, thậm chí bỏ luôn YouTube, thảm họa vẫn khó dừng lại, và có vẻ các công ty công nghệ cần phải cân nhắc nhiều hơn nữa đối với những tiến bộ của họ.

Trước đây, ứng dụng Google Maps (bản đồ) của Google được cho đã hỗ trợ khủng bố lên kế hoạch hoạt động, vì tính năng xác định vị trí, chỉ đường của nó. Nay, tiến bộ công nghệ còn giúp các nghi phạm dễ dàng hơn để hành động.

Nếu một đối tượng cực đoan muốn thực hiện hành động khủng bố, hắn giờ đây còn có thể theo dõi, xác định vị trí của các quan chức. Đó chính là một công cụ hỗ trợ vô tình mà Facebook xây dựng mang tên “Town Hall”.

Hồi giữa tháng này, Town Hall được thêm vào kho ứng dụng Facebook trên điện thoại với chức năng tìm kiếm quan chức địa phương.

Theo đó, người dùng có thể khai vị trí của họ, ngay lập tức Facebook sẽ “điểm danh” các quan chức đang hiện diện xung quanh vị trí của họ (tất nhiên các quan chức này cũng phải xài Facebook và khai vị trí của mình).

CEO Mark Zuckerberg cho rằng ý tưởng này nhằm tạo ra sự gắn kết sâu rộng hơn trong cộng đồng, đưa quan chức gần với người dân hơn.

Mới ngày 28/3 vừa qua, Facebook tiến thêm một bước nữa khi đưa vào ứng dụng nhắn tin Facebook Messenger tính năng “Live Location”, cho phép người dùng quay video với độ dài một tiếng đồng hồ, và chia sẻ nó trực tiếp tới nhóm trò chuyện bằng thời gian thực kèm theo bản đồ vị trí.

TechCrunch cho biết người nhận sẽ thấy và ước đoán được thời gian di chuyển từ điểm này đến điểm kia.

Tính năng City Guide của Facebook cho phép người dùng chia sẻ vị trí và tìm thông tin, nhận xét từ khắp nơi. Đây là ứng dụng được tạo ra để phục vụ cho mục đích du lịch, nhưng nếu bị khủng bố lợi dụng thì không khác gì cơn ác mộng cho quan chức an ninh.

Các thành phố lớn như Paris, London, Berlin, Brussels... thường xuyên lọt vào tầm ngắm của IS và các phần tử cực đoan nói chung.

Thông tin từ các thành phố này - vốn thu hút du khách - vì thế sẽ càng phong phú hơn, càng giúp khủng bố có nhiều thông tin hơn để tiếp tục gieo rắc thảm họa...


Theo Tuổi trẻ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top