Thế giới Thế giới
Khủng hoảng khí hậu: Băng tan đạt mức “kịch bản tồi tệ nhất”
TTH.VN - Các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đang tan chảy với tốc độ của dự báo kịch bản xấu nhất của các nhà khoa học khí hậu và làm mực nước biển toàn cầu dâng lên thêm 1,8cm trong hai thập kỷ vừa qua.
Nước biển dâng cao đang đe dọa khu vực đồng bằng ven biển của Việt Nam, đặc biệt là Cà Mau. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Các nhà nghiên cứu ở Anh và Đan Mạch cảnh báo, mực nước biển sẽ tăng thêm 17cm và khiến 16 triệu cư dân ven biển phải chịu nguy cơ lũ lụt hàng năm nếu tình trạng ấm lên toàn cầu tiếp tục diễn ra.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Leeds và Viện Khí tượng Đan Mạch, hiện tượng băng tan ở Greenland đã làm các đại dương trên thế giới dâng cao thêm 10,6mm kể từ khi các tảng băng này được bắt đầu theo dõi bằng vệ tinh vào thập niên 90. Trong khi đó, băng ở Nam Cực đã góp sức làm cho quá trình dâng cao này thêm 7,2mm. Các con số đo dạc mới nhất cho thấy các nước biển trên thế giới hiện đang dâng cao 4mm mỗi năm.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tom Slater - một nhà nghiên cứu khí hậu tại Trung tâm Quan sát và Mô hình hóa Địa cực tại Đại học Leeds cho biết: “Mặc dù chúng tôi dự đoán lượng băng tan chảy của các tảng băng sẽ ngày càng tăng do quá trình ấm lên của đại dương và bầu khí quyển, nhưng tốc độ chúng tan chảy đã tăng nhanh hơn chúng ta có thể tưởng tượng”.
Mực nước biển toàn cầu hầu hết đều tăng do một cơ chế gọi là giãn nở nhiệt, có nghĩa là thể tích nước biển nở ra khi nó ấm lên. Nhưng trong 5 năm qua, nước từ các tảng băng tan chảy và các sông băng trên núi đã trở thành nguyên nhân chính khiến các đại dương dâng cao.
Anh Tuấn (Lược dịch từ Independent)
- Đông Nam Á: Hơn 30 triệu việc làm có thể được tạo ra từ phục hồi xanh (06/07)
- Thế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (06/07)
- Giải mã nguyên nhân gây COVID-19 kéo dài (06/07)
- AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3% (06/07)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
- Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm (05/07)
- Ngoại trưởng Nga có hoạt động gì ở Việt Nam? (05/07)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
-
Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch