Thế giới Thế giới
Khủng hoảng người tị nạn Rohingya: Vẫn còn nhiều thách thức
TTH.VN - Theo các quan chức Liên Hiệp quốc (LHQ), nhiều nỗ lực ý nghĩa đã được thực hiện để bảo vệ hàng trăm ngàn người tị nạn Rohingya ở Bangladesh trong 1 năm qua kể từ khi họ trốn chạy khỏi tình trạng bạo lực tại Myanmar, nhưng cuộc sống của họ "một lần nữa sẽ bị đe doạ" nếu các nguồn tài trợ không sớm được đảm bảo.
- » Khủng hoảng tị nạn, Myanmar nhờ ASEAN
- » UNICEF: 240.000 trẻ em Rohingya đang trong tình trạng nguy hiểm
- » Cần 434 triệu USD cứu trợ cho người tị nạn Rohingya trong 6 tháng tới
- » Khoảng 604.000 người tị nạn Rohingya đến Bangladesh từ cuối tháng 8
- » Myanmar và Bangladesh đạt thỏa thuận hồi hương cho người Hồi giáo Rohingya
Một năm sau khi trốn chạy khỏi Myanmar, nhiều người Rohingya vẫn phải sinh sống tạm bợ ở vịnh Cox's Bazar. Ảnh: UNHCR
Tiến sĩ Peter Salama, Phó Tổng giám đốc của WHO phụ trách Ủy ban Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp cho biết, tính đến nay, "hàng ngàn mạng sống" đã được cứu vớt, nhờ những nỗ lực chung của Chính phủ Bangladesh, WHO và các đối tác.
Nhiều đợt bùng phát dịch bệnh chết người cũng đã được kiểm soát ở khu vực vịnh Cox's Bazar mặc dù "tất cả các điều kiện đều sẵn sàng cho một đại dịch lớn", ông nói, lưu ý rằng dịch sởi, bạch hầu, bại liệt, dịch tả và rubella đã được ngăn chặn nhờ các chiến dịch tiêm phòng với khoảng 4 triệu liều vaccine.
"Cần phải duy trì cảnh giác để cảnh báo sớm các bệnh truyền nhiễm", Tiến sĩ Salama nhấn mạnh. "Đó vẫn là một rủi ro lớn do tình trạng môi trường và điều kiện vệ sinh kém, cộng với sự đông đúc quá mức và cách sinh sống của những con người nơi đây".
Đồng quan điểm với Tiến sĩ Salama, phát ngôn viên Joel Millman của cơ quan di trú LHQ (IOM) cũng lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ quy mô lớn giành cho những người tị nạn Rohingya ở Bangladesh.
Các báo cáo của WHO cho thấy, nhiều người trong số họ bị bạo hành giới “trước hoặc trong suốt hành trình” từ Myanmar, và chỉ 1/5 trong số các phụ nữ tị nạn Rohingya được sinh con ở một cơ sở y tế phù hợp.
Cao uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR) cũng nhấn mạnh lợi kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh việc hỗ trợ cho người Rohingya – những người không quốc tịch và không thể trở về Myanmar, bất chấp việc LHQ đã ký Bản ghi nhớ chính thức với Chính phủ Myanmar vào tháng 6 vừa qua nhằm giúp thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương an toàn và nghiêm túc của người Rohingya.
Theo OCHA, Văn phòng LHQ về điều phối các vấn đề nhân đạo, cộng đồng người Hồi giáo chủ yếu là người Rohingya ở lại bang Rakhine cần có sự hỗ trợ khẩn cấp, với nhiều trường hợp mang tính sống còn.
Được biết, hiện có khoảng 660.000 người đang cần sự giúp đỡ ở bang Rakhine, trong đó có hơn 176.000 người ở Bắc Rakhine, người phát ngôn của OCHA Jens Laerke cho hay. “Chúng tôi sẵn sàng đến đó ngay khi được phép tiếp cận”, ông nói thêm, “Hầu hết các tổ chức nhân đạo đã làm việc ở bang Bắc Rakhine trong nhiều năm vẫn chưa thể tiếp tục các chương trình và dịch vụ hỗ trợ cho những dân cư dễ bị tổn thương này”.
Cho đến nay, chỉ mới 30% trong tổng ngân sách kêu gọi để giúp đỡ cho người Rohingya trong năm 2018 (950 triệu USD) được đáp ứng.
Bảo Nghi (Lược dịch từ UN News)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
- Ấn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải (02/07)
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (01/07)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức