Khủng hoảng Syria - thất bại của Tổng thống Mỹ Barack Obama?
TTH.VN - Ngày 14/9, tờ AFP có bài viết phân tích các yếu tố khiến khủng hoảng ở Syria trở thành cơn bão lớn đối với chính sách đối ngoại hoàn hảo của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters
Các đời Tổng thống của nước Mỹ được nhớ đến với cả những thất bại, cũng như thành công trong chính sách đối ngoại của họ.
Tổng thống Jimmy Carter thành công với Hiệp ước Trại David, mang lại hòa bình cho Israel và Ai Cập, nhưng ông đã nhận phải thất bại ê chề trong cuộc khủng hoảng con tin ở Iran.
Tổng thống Bill Clinton chịu thất bại trong việc ngăn chặn nạn diệt chủng ở đất nước châu Phi Rwanda và Tổng thống George W. Bush sẽ mãi mãi được nhớ đến như là một vị Tổng thống đã đẩy Mỹ đến cuộc chiến tranh tốn kém ở Iraq.
Barack Obama, Tổng thống thứ 44 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã phấn đấu cho một loạt các di sản lịch sử gồm thỏa thuận hạt nhân với Iran, cải thiện quan hệ đóng băng với Cuba, xoay trục chiến lược sang châu Á và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Tuy nhiên, ông Obama có thể được nhớ đến vì sự thất bại trong việc ngăn chặn thảm họa nhân đạo ở Syria.
Chỉ trong vòng hơn 4 năm, cuộc xung đột khiến hơn 240.000 người thiệt mạng và kéo theo cuộc khủng hoảng người tị nạn nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.
Lợi ích quốc gia
Bằng cách này hay cách khác, vấn đề Syria đang trở thành cơn bão lớn đối với chính sách đối ngoại hoàn hảo của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu nhận định, “những gì thế giới nhìn thấy ngay từ đầu nhiệm kỳ của ông Obama là một Nhà Trắng với việc cân nhắc các lựa chọn và giải pháp khá chắc chắn, nhằm mục đích làm cho mọi việc tốt hơn chứ không phải là tồi tệ hơn trước".
Chính vì thế, "Tổng thống Obama không tin rằng một cuộc chiến khác ở Trung Đông là lợi ích của nước Mỹ", phát ngôn viên Josh Earnest nói khi đề cập đến chính sách quốc phòng mới nhất của Nhà Trắng.
"Đó không phải là lợi ích tốt nhất đối với an ninh quốc gia của chúng tôi, và cũng không hợp lý chúng tôi phải tìm mọi cách để ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn”, ông Josh cho biết thêm.
Ông chủ Nhà Trắng với quan điểm cho rằng, Mỹ có thể giải quyết tất cả các cuộc khủng hoảng trên thế giới, đồng thời sẵn sàng khuyến khích các quốc gia đồng minh lãnh đạo các cuộc khủng hoảng trong khu vực.
Điển hình là Ả Rập Saudi trong việc hạn chế sự gia tăng của dân quân người Shia ở Yemen, Đức trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp.
Cơn bão lớn
Diễn biến trong vài tháng qua chứng tỏ khủng hoảng Syria là một cơn bão lớn cho thấy Mỹ phải trả giá vì vai trò hạn chế của mình.
Theo một báo cáo gần đây từ nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế, “chính quyền Obama đã tìm cách để tránh tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột, do hoài nghi về kết quả của một chính sách mạnh mẽ hơn, cũng như mối quan ngại rằng các đồng minh có thể trả đũa bằng việc chống lại lợi ích của Mỹ ở những nơi khác. Tuy nhiên, cuộc xung đột này sẽ không thể kết thúc mà không có sự thay đổi trong chính sách của Mỹ”.
Một số quan chức Mỹ bày tỏ hy vọng rằng, nhận thức mới về việc sử dụng nhiều hơn sức mạnh của Mỹ trong cuộc xung đột ở Syria là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng toàn cầu.
"Ông Obama phải giải quyết cơn bão này trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình", một nguồn tin ngoại giao cho biết.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn (29/06)
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70% (29/06)
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ” (28/06)
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu (28/06)
- Đưa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới (28/06)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran