ClockThứ Bảy, 12/06/2021 06:45

Khuyến khích đổi mới sáng tạo

TTH - Dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả ngành, lĩnh vực trong xã hội. Tuy vậy, đây cũng là cơ hội giúp các doanh nghiệp (DN), chủ mô hình, dự án khởi nghiệp chủ động hơn trong quản lý, phòng ngừa rủi ro, đổi mới sáng tạo (ĐMST) để tồn tại, phát triển trước xu thế thị trường hội nhập.

Kết nối startup qua bản đồ khởi nghiệpLựa chọn ý tưởng,dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào vòng chung kết

Các DN địa phương thích ứng thực hiện mục tiêu kép trong thời điểm dịch COVID-19 hoành hành

Nhiều cơ hội

Mới đây, tại hội thảo với chủ đề “Chính sách đổi mới, cải tiến, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) trên địa bàn Thừa Thiên Huế” do Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức, PGS.TS. Lê Thị Thu Hà, Giảng viên Khoa Thương mại Quốc tế, Trường đại học Ngoại Thương Hà Nội cho rằng, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, các DN, mô hình khởi nghiệp cần có sự chuẩn bị, kịch bản ứng phó rủi ro; chủ động ĐMST, tái cấu trúc kinh doanh mới có thể tồn tại, đứng vững, từ đó nắm bắt được thời cơ, cơ hội để phát triển trong tình hình mới. Đơn cử, nhiều DN cũng đã tận dụng cơ hội khi dịch xảy đến để thu về hàng tỷ USD, đặc biệt là với những DN kinh doanh trên nền tảng trực tuyến, công nghệ số.

TS. Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh chia sẻ, mỗi giai đoạn và mỗi thế hệ doanh nhân có những cơ hội riêng. Thời điểm hiện nay, điều thuận lợi hơn là các DN khởi nghiệp tiếp cận được nhiều thông tin, nắm bắt cơ hội tốt hơn so với các thế hệ trước; đồng thời có khả năng tạo dựng DN thành công với nhiều ngành, lĩnh vực mới dựa trên nghiên cứu, khoa học, ĐMST. Tuy nhiên, dẫu chọn lĩnh vực nào thì điều đầu tiên là phải lấy chữ tín làm trọng;  xây dựng được sản phẩm có tính đặc trưng, tính cạnh tranh cao dựa trên sự tìm hiểu nghiên cứu từ nhu cầu thực tiễn thị trường. Bên cạnh đó, cá nhân, DN khởi nghiệp cũng phải chủ động xây dựng văn hóa gắn với sự đóng góp cho xã hội...

Những trợ lực

Theo nhiều chuyên gia khởi nghiệp, để đưa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, đặc biệt là các mô hình khởi nghiệp ĐMST vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trước hết bản thân các DN khởi nghiệp đã xác định được thế mạnh, xây dựng phương án quản trị phù hợp; giữ lửa đam mê, bảo toàn nguồn nhân lực, tập trung xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, khả thi về sản phẩm, con người và tài chính của mô hình, dự án khởi nghiệp. Bên cạnh đó, cần có thêm sự hỗ trợ, tư vấn từ những mentor (người hướng dẫn), các cuộc thi về khởi nghiệp, cũng như các trợ lực, chính sách từ chính quyền địa phương để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp…

TS. Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp-ĐMST Đại học Huế đánh giá cao các cuộc thi về khởi nghiệp hàng năm ở Thừa Thiên Huế. Đây là cơ hội dể giúp dẫn dắt, định hướng cho các start-up, những người trẻ hiểu và trau dồi thêm về các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp; đồng thời, là dịp để các bạn trẻ, sinh viên trình bày, giới thiệu và đi những bước đầu tiên trong hành trình triển khai dự án khởi nghiệp…

Theo TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KHCN, tỉnh rất quan tâm chú trọng đến hoạt động khởi nghiệp, ĐMST; đã thành lập hệ sinh thái, xây dựng mạng lưới khởi nghiệp với các thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Theo đó, hàng năm xây dựng chiến lược phát triển về khởi nghiệp, “hệ sinh thái” khởi nghiệp ĐMST; xét chọn, tổ chức các chương trình, đề án, dự án về khởi nghiệp ĐMST; làm đầu mối liên kết, chia sẻ các nguồn lực khởi nghiệp và xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phong trào khởi nghiệp.

Thông qua các cuộc thi khởi nghiệp ĐMST hàng năm đã gắn với hoạt động tìm ý tưởng khởi sự kinh doanh trong mọi các tầng lớp Nhân dân; nhiều ý tưởng sáng tạo, sáng chế thông qua các dự án KHCN, tăng cường kết nối từ ý tưởng nghiên cứu đến ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực có thế mạnh địa phương, như du lịch, y tế, văn hóa...

Mới đây, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Đề án Cố đô khởi nghiệp năm 2021. Kế hoạch này hướng đến các mục tiêu, như ban hành quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn đến năm 2025; xây dựng các chương trình truyền thông nhằm tuyên truyền hoạt động khởi nghiệp ĐMST. Đồng thời, hỗ trợ ít nhất 2-3 nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở, cấp tỉnh cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đạt giải cuộc thi khởi nghiệp ĐMST của tỉnh; tổ chức diễn đàn, hội thảo, đào tạo, tập huấn về khởi nghiệp ĐMST. Ngoài ra, sẽ hỗ trợ ít nhất 10 ý tưởng, dự án khởi nghiệp, 5 DN khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh để phát triển, thương mại hóa sản phẩm; 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch Đề án Cố đô khởi nghiệp ở địa phương...

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

Trước thềm Diễn đàn với 12 phiên họp khai mở, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ với báo chí xung quanh nội dung cũng như kỳ vọng về Diễn đàn Báo chí Toàn quốc trong khuôn khổ “Hội Báo toàn quốc 2024”. Diễn đàn với 12 phiên thảo luận nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra với báo chí đang được kỳ vọng mở ra con đường mới cho các cơ quan báo chí thích ứng và phát triển, phục vụ và đóng góp đắc lực cho quốc gia, dân tộc.

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
Return to top