ClockThứ Năm, 10/09/2015 17:03

Khuyến khích mọi người tham gia chống tội phạm

TTH - Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự (BLHS) (sửa đổi) ghi: “BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Theo tôi, điều luật này nên bỏ vì thực tế nội dung của Bộ luật đã làm nhiệm vụ nêu trên; mặt khác, nêu như trên cũng không thể bao quát hết các lĩnh vực phải bảo vệ. Nêu càng cụ thể càng thiếu. Nếu cần ghi để có tính định hướng thì chỉ ghi ngắn gọn:“BLHS có nhiệm vụ nghiêm (hoặc trừng) trị các hành vi vi phạm pháp luật hình sự được quy định tại Bộ luật này, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” như vậy là đủ.

Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự (sửa đổi) ghi: “Chỉ người nào hoặc pháp nhân kinh tế nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.” Cần bỏ từ kinh tế trong đoạn “hoặc pháp nhân kinh tế nào”, bởi thực tế hiện nay có rất nhiều pháp nhân của tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, chính trị xã hội nghề nghiệp...và các pháp nhân không hoạt động kinh tế khác cũng có thể bị các đại diện pháp nhân lợi dụng đẩy pháp nhân đến vi phạm pháp luật hình sự. Với nguyên tắc mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, do đó bất cứ pháp nhân nào vi phạm pháp luật hình sự được BLHS quy định đều phải chịu trách nhiệm hình sự chứ không chỉ có pháp nhân kinh tế.

Đối với tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chúng tôi đồng ý với phương án 1 của Điều 12: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội phạm về sở hữu; các tội phạm về ma túy và các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn công cộng”. Quy định này nhằm để loại trừ một số nhóm tội mà nhận thức của lứa tuổi này chưa đầy đủ khi vô ý phạm tội, ví dụ như phạm nhóm tội an ninh quốc gia...
Đối với Điều 18. Che giấu tội phạm (sửa đổi) và Điều 19. Không tố giác tội phạm (sửa đổi), tôi đề nghị không coi là tội phạm nếu người đó là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng và cả luật sư của người phạm tội, vì luật sư là người đi gỡ tội cho người phạm tội mà lại buộc luật sư phải tố cáo hành vi phạm tội của thân chủ là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và trái với lẽ thường cũng như thông lệ quốc tế.
Khoản 1, Điều 22. Phòng vệ chính đáng (sửa đổi) ghi: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác, hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.” Tôi đề nghị bỏ cụm từ “một cách cần thiết” vì chống trả lại một cách cần thiết thì sẽ có nhiều cách không cần thiết để chống trả lại sự xâm hại đến lợi ích không phải của cá nhân mình, cho nên sẽ có thái độ thờ ơ với sự xậm hại đến lợi ích của Nhà nước, của người khác...
Khoản 3 điều này ghi: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”. Có thể thấy, tâm lý của người trong lúc đang chống trả kẻ phạm tội hình sự thì không thể bình tĩnh để đánh giá mức độ hành vi của mình chừng nào là đủ để biết quá mức cần thiết. Có nhiều người thuộc thế yếu nên phải sử dụng công cụ phụ trợ để chống lại sự xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của mình, do đó có thể gây nguy hại cho kẻ phạm tội. Mặt khác, điều luật giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá hành vi của của người chống trả hành vi phạm tội nhưng không có định lượng nên sẽ dễ dẫn đến tùy tiện, làm cho nhiều người sẽ thờ ơ với hành vi xâm hại lợi ích không phải của mình để tránh việc lỡ tay và có thể bị coi là tội phạm. Cho nên tôi đề nghị bỏ khoản này để khuyến khích mọi người tham gia chống tội phạm.
Về việc thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (mới), Điều 26 ghi “Hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang Nhân dân liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh và người thi hành mệnh lệnh đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh, cấp trên nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó thì không phải là tội phạm”. Trong trường hợp này đề nghị nghiên cứu để quy trách nhiệm hình sự đối với người ra mệnh lệnh, nhằm tránh sự tùy tiện ban hành mệnh lệnh.
Hồ Viết Tư (PGĐ Sở Tư pháp)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động
Return to top