ClockThứ Ba, 24/11/2020 13:15

Kích cầu để huy động vốn.

TTH - Với tổng kinh phí hỗ trợ năm 2020 trên 500 triệu đồng, các đề án khuyến công (KC) góp phần giúp các doanh nghiệp (DN), cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn TX. Hương Thủy thay đổi máy móc thiết bị, tạo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

Kích cầu để huy động vốn

 Lò nung do nguồn vốn khuyến công hỗ trợ 50% kinh phí phát huy giá trị, giúp DN sản xuất được các dòng tranh cỡ lớn phục vụ thị trường

Pháp lam là sản phẩm không chỉ trang trí trong cung điện, tôn miếu mà được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện đại, với nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống và được du khách ưa chuộng. Dựa trên kỹ thuật chế tác chung, hơn 20 năm qua, DN tư nhân Vẽ tranh pháp lam Cung Đình ở phường Thủy Phương (TX. Hương Thủy) đã sản xuất thành công các dòng tranh pháp lam. Đây là sự kết hợp tinh tế, giữa hội họa men trên chất liệu đồng.

Theo Giám đốc DN Nguyễn Phước Diễn, một bức họa phải mất 4- 5 ngày mới hoàn thành. Sau khi đồng được phủ lên một lớp men, người thợ phải trải qua các công đoạn phác thảo, vẽ màu men, đem nung ở nhiệt độ cao mới cho ra một sản phẩm hoàn thiện. Nghệ thuật làm nên nét đặc trưng của tranh pháp lam Huế là ở màu men, song chất liệu đồng và công đoạn nung đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của tranh pháp lam.

Sau khi lò nung thủ công do DN đầu tư hơn 5 năm trước giờ đã lạc hậu do các công đoạn nung đều thực hiện thao tác thủ công nên màu tranh không đều, chất lượng tranh không ổn định, DN đã lập đề án xin hỗ trợ vốn KC để đầu tư thiết bị và được Sở Công thương phê duyệt. Hiện, lò nung đã đưa vào hoạt động với tổng kinh phí 112 triệu đồng, trong đó vốn KC hỗ trợ 50 triệu đồng.

Từ khi đưa lò nung vào hoạt động, DN sản xuất được số lượng lớn do lò có công suất nung lớn, đồng thời các tính năng điều chỉnh nhiệt độ, chế độ cài đặt các thông số kỹ thuật tự động nên tiết giảm nhân công. Đặc biệt, thiết bị có thể nung các loại tranh có kích cỡ lớn, từ 35 x 40cm và tiết kiệm điện nên đã giúp DN tiết giảm chi phí, góp phần giảm giá thành và tạo dòng tranh pháp lam cỡ lớn phục vụ nhu cầu trang trí của khách.

Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy Nguyễn Đắc Tập cho rằng, năm 2020, nguồn vốn KC tỉnh hỗ trợ các cơ sở sản xuất trên địa bàn 4 đề án với tổng mức hỗ trợ gần 500 triệu đồng, trong đó tập trung hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất. Nguồn vốn này đã tiếp sức, tạo động lực để các cơ sở mạnh dạn đầu tư thêm vốn trang bị máy móc hiện đại thay thế các thiết bị lạc hậu, lỗi thời nhằm tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cho mặt hàng quà tặng và đặc sản Huế.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, việc hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã kịp thời khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn, ngành nghề thủ công mỹ nghệ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất sản phẩm mới và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tăng doanh thu cho cơ sở sản xuất. Cùng với việc hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc, Sở đã tuyên truyền về ý nghĩa hoạt động KC, qua đó động viên khuyến khích các cơ sở đầu tư, mở rộng, phát triển sản xuất, giải phóng sức lao động nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

 

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao chứng nhận cho 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hội nghị tổng kết và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SPCNNTTB) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 diễn ra chiều 27/12, thu hút đông đảo hiệp hội ngành nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… trên địa bàn tỉnh tham dự

Trao chứng nhận cho 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Giải pháp kích cầu du lịch

Năm 2023, hoạt động du lịch trên địa bàn TP. Huế đã phục hồi và tăng trưởng tốt, lượng khách du lịch đến Huế tăng mạnh, đặc biệt là khách quốc tế đã kéo theo tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng cao, góp phần đưa TP. Huế thực hiện đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm.

Giải pháp kích cầu du lịch
Khuyến công giúp nâng cao chất lượng sản phẩm

Những hỗ trợ từ chương trình khuyến công địa phương không những giúp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, mà còn là tiền đề kéo theo sự phát triển trong lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi…

Khuyến công giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
Kích cầu hàng tiêu dùng nội địa

Nhiều sản phẩm đã từng bước vươn ra thị trường, có được kết quả này là nhờ tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ để kích cầu tiêu dùng nội địa.

Kích cầu hàng tiêu dùng nội địa
Cần nhiều hơn những đề án khuyến công "điểm"

Viêc hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất của chương trình khuyến công đã kịp thời khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Qua đó, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; góp phần quan trọng trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), khôi phục một số nghề, làng nghề truyền thống...

Cần nhiều hơn những đề án khuyến công điểm
Return to top