ClockThứ Bảy, 12/02/2022 06:45

Kích cầu lao động đi làm việc ở nước ngoài

TTH - Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được xem là một kênh giải quyết việc làm có hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững. Để tăng số lượng và chất lượng, tỉnh và các doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đang có nhiều chính sách thông thoáng, hỗ trợ tối đa cho người lao động.

Lao động Việt có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài năm 2022Điều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoàiRa Va Lục sang Nhật lập nghiệp10.000 người sẽ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nhiều lao động trẻ hăng hái tìm hiểu, tham gia phỏng vấn tuyển dụng để sang Nhật làm việc

Kênh tạo việc làm và thu nhập cao

Giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh đã giải quyết cho 3.686 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Giai đoạn này chủ yếu tập trung vào ba thị trường chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, có thu nhập khá cao và bảo đảm tính an toàn cho người lao động. Tuy số lượng lao động tham gia còn hạn chế so với các tỉnh trong khu vực, nhưng chất lượng được cải thiện rõ rệt. Nhất là về thu nhập cao gấp 4 - 6 lần so với mức thu nhập từ lao động trong nước. Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), người lao động khi làm việc tại nước ngoài được bố trí việc làm ổn định, thu nhập trung bình từ 16 - 20 triệu đồng/tháng đối với thị trường Đài Loan; 25 - 35 triệu đồng/tháng đối thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.

Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tạo điều kiện thay đổi đời sống của người dân, nhiều người từ nghèo trở nên khá giả, nhiều người trở về nước đã trở thành các nhà đầu tư, thành lập doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Rõ nét nhất là ở các địa phương như Phú Gia, Phú Đa (Phú Vang), Phong Mỹ (Phong Điền), A Lưới...

Cùng với cả nước, trong những năm qua tỉnh đã chú trọng đến hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn ít, do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là chính sách hỗ trợ tạo điều kiện và khuyến khích người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, đặc biệt là chính sách hỗ trợ về vốn vay, các khoản phí tư vấn, học phí: đào tạo nghề, học ngoại ngữ, giáo dục định hướng; chi phí: khám sức khỏe, làm hộ chiếu, tiền ăn trong thời gian học, phí môi giới đóng cho các công ty làm dịch vụ đưa lao động đi àm việc ở nước ngoài, tiền mua vé máy bay... Từ đó, rất nhiều người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nhưng không thể đi được vì không có vốn hoặc thiếu vốn, đang rất cần sự hỗ trợ cho vay thêm từ ngân sách địa phương.

Tăng chế độ, chính sách đãi ngộ

Ông Lê Trung Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Quinn Hà Nội, kiêm Giám đốc Trung tâm Đào tạo Intrase Huế cho biết, hiện đang là cơ hội rất tốt cho nhiều thanh niên có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài dù hoàn cảnh, điều kiện tài chính gia đình khó khăn vì phía Công ty Quinn Hà Nội và các đối tác doanh nghiệp tuyển dụng lao động của Nhật Bản, Hàn Quốc đang áp dụng những chính sách hỗ trợ trọn gói.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người lao động trong tỉnh tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong điều kiện ngân sách Trung ương chỉ cho người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ và có đủ tài sản đảm bảo theo quy định, ngân sách tỉnh còn hỗ trợ thêm cho người lao động thuộc diện ngân sách Trung ương hỗ trợ nhưng không có tài sản hoặc có tài sản nhưng không đủ điều kiện vay vốn; những đối tượng khó khăn khác không thuộc đối tượng được hỗ trợ từ nguồn vốn Trung ương cũng được vay vốn tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh.

Ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, cùng với Nghị định 61 của Chính phủ về hỗ trợ việc làm và quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Nghị định 74 sửa đổi bổ sung Nghị định 61, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 06 về quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, diện bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật, thân nhân người có công với cách mạng được hỗ trợ học nghề, học ngoại ngữ, đào tạo kiến thức cần thiết, hỗ trợ vay vốn và các chi phí như: visa, thị thực, lý lịch tư pháp, khám sức khỏe, hỗ trợ đào tạo nâng cao theo nhu cầu của nước tiếp nhận. Ngoài ra, đối với những người đi làm việc ở nước ngoài không thuộc các nhóm đối tượng trên, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ khác với những năm trước đây, được tạo điều kiện nhiều hơn. Đó là được hỗ trợ ban đầu về học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ tín chấp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ nguồn của tỉnh.

"Với những chính sách kích cầu này cộng với thực hiện đồng bộ các giải pháp và việc kiểm soát tình hình dịch COVID-19, tin rằng, trong năm 2022 sẽ đạt được những chỉ tiêu của tỉnh giao về giải quyết việc làm, trong đó có chỉ tiêu đưa khoảng 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", ông Hồ Dần khẳng định.

Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được quản lý bằng hệ thống luật pháp và thường xuyên được bổ sung, hoàn chỉnh kịp thời nên đã hạn chế được rủi ro bất lợi cho người lao động.

Ngoài ra, điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan không đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên rất phù hợp với trình độ của lực lượng lao động của tỉnh hiện nay. Mặt khác, lao động Thừa Thiên Huế cần cù, chịu khó nên các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan rất muốn tuyển lao động. Riêng thị trường Nhật Bản là thị trường lao động với trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến bậc nhất, có thu nhập rất cao và chủ sử dụng rất mong muốn nhận lao động là người Việt Nam vào làm việc, do đó đã có rất nhiều lao động Việt Nam đang làm việc tại thị trường này.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 15/3 do UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức.

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững
Thủ tướng có các cuộc làm việc với giới khoa học, doanh nhân New Zealand

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức New Zealand sáng 10/3, tại thành phố Auckland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các nhà khoa học công nghệ người Việt tại New Zealand; tiếp Hiệu trưởng Đại học Waikato; làm việc với Hội đồng Kinh doanh thành phố Auckland và một số doanh nghiệp tiêu biểu của New Zealand để nắm bắt tình hình; tìm hiểu nhu cầu, tiềm năng, khả năng, cơ hội hợp tác; chia sẻ kinh nghiệm; kết nối hợp tác trong các lĩnh vực.

Thủ tướng có các cuộc làm việc với giới khoa học, doanh nhân New Zealand
Trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 phụ nữ nước ngoài

Sáng 7/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 phụ nữ nước ngoài

TIN MỚI

Return to top