Đời sống Đời sống
"Kiếm cơm" theo…hoa
TTH.VN - Năm nào cũng thế, khi chợ hoa bắt đầu mở cửa cũng là lúc những bác xích lô, xe thồ hay các chị bán hàng rong lại lặng lẽ đứng ở góc đường mưu sinh.
Giữa cái giá lạnh của những ngày giáp Tết, chợ hoa có vẻ thưa bóng người. Chị Lê Thị Thủy (Phú Thượng, Phú Vang) “nép mình” bên chiếc xe đạp bán kẹo tơ dừa chờ khách. Mấy hôm nay, khoảng 5 giờ chiều, chị đạp chiếc xe cọc cạch đến chợ hoa mưu sinh, nửa đêm mới quay trở về nhà.
Chị Thủy chẳng còn nhớ rõ bắt đầu đến chợ hoa bán từ năm nào nhưng chỉ biết rằng, cứ mỗi mùa chợ hoa mở cửa thì gia đình chị có thêm một khoản thu nhập cao hơn thường nhật. “Chợ hoa mở ra thu hút rất đông người dân đến mua hoa, tham quan, vui chơi cả ngày lẫn đêm. Do vậy, khách ở đây đông hơn so với các địa điểm khác. Ngày thường tui chỉ bán được trên dưới 100.000 đồng nhưng mỗi đêm bán ở đây thu nhập gấp 2-3 lần. Trong khoảng gần 10 ngày chợ hoa mở cửa những người bán hàng rong như tui cũng kiếm được một khoản tiền kha khá”, chị Thủy bộc bạch.
![]() |
Những chuyến hàng |
Hầu hết những người mưu sinh ở chợ hoa là những lao động nghèo, từ bà bán nước, chị bán hàng ăn đến các bác xích lô, xe thồ, bốc vác. Chợ hoa mở cửa như mở ra cơ hội để họ có thêm thu nhập trang trải cho những ngày cận Tết. Ông Nguyễn Văn An (chạy xe thồ) cho biết: “Mọi người đi chợ hoa để thưởng lãm, mua sắm nhưng với tụi tui, dịp này là dịp "kiếm cơm" đắt nhất trong năm. Mỗi chuyến xe chở hàng có thể kiếm được 50.000 đồng hay nhiều hơn nữa tùy quãng đường vận chuyển. Mỗi ngày trung bình cũng có được 6-7 cuốc xe”.
Đối với các bác xe thồ, xích lô, ngoài sự mệt nhọc thì việc bảo đảm an toàn cho cây là điều mà họ luôn canh cánh mỗi khi vận chuyển. “Khách mua một cây cảnh giá có khi đến cả chục triệu, nếu mình vận chuyển không cẩn thận khiến cây gãy thì biết lấy chi mà đền. Vì vậy, sau khi có hàng để chở, ngoài việc nắm địa chỉ giao hàng, tụi tui phải buộc cho cẩn thận và chạy xe với tốc độ vừa phải nhằm đảm bảo an toàn cho cây. Đối với cánh xe thồ như tui thường phải lắp thêm một tấm ván gỗ ở phía sau để giữ thăng bằng cho chậu cây. Hay những ai muốn chở nhiều hàng thì dùng thêm xe kéo”, ông An chia sẻ.
Theo những lao động nghèo mưu sinh nơi đây, thu nhập ở mỗi mùa ở chợ hoa Tết có khi cao hơn cả tháng quần quật làm việc. Dẫu có mệt nhọc gấp bội ngày thường nhưng họ sẽ có một cái Tết ấm no, đầy đủ hơn.
Dưới đây là một số hình ảnh lao động nghèo bám chợ hoa để mưu sinh:
![]() |
Chờ khách |
![]() |
Đối với cánh xe thồ phải lắp thêm tấm ván gỗ để giữ thăng bằng cho chậu cây |
![]() |
Mỗi ngày, các bác xe thồ có từ 6-7 chuyến hàng |
![]() |
Bố trí thêm xe kéo để chở được nhiều hàng |
![]() |
Chợ hoa là cơ hội để những người bán hàng rong kiếm thêm thu nhập |
![]() |
Hàng quán mọc lên để phục vụ người dân đến tham quan chợ hoa |
Lê Thọ
- Đa dạng các khóa dạy bơi cho trẻ em (20/05)
- Dịch vụ bảo hiểm tại nhà - xu hướng mới từ Prudential (20/05)
- “Cầu nối” phát huy giá trị tinh hoa ẩm thực Huế (18/05)
- Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - kỳ 2: Những năm tháng hào hùng, gian khổ (17/05)
- Tiết kiệm tiền lẻ, chia sẻ khó khăn (17/05)
- Câu chuyện lãi hay lỗ trong bảo hiểm nhân thọ (16/05)
- Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - Kỳ 1: Đem tiếng nói Bác Hồ đến với đồng bào (16/05)
- Ngày mùa ở biên giới (16/05)
-
Đa dạng các khóa dạy bơi cho trẻ em
- “Cầu nối” phát huy giá trị tinh hoa ẩm thực Huế
- Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - Kỳ 1: Đem tiếng nói Bác Hồ đến với đồng bào
- Trào lưu “10 năm trước” gây bão mạng xã hội
- Biến tấu với vườn treo
- Xu hướng “decor” phòng tắm hậu COVID-19
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt hại lâu dài
- Chuyện cây sen “ngự”
- Luyện trí nhớ cho mọi lứa tuổi
- Cánh diều giữa ngọ
-
Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - Kỳ 1: Đem tiếng nói Bác Hồ đến với đồng bào
- Góp yêu thương giúp người yếu thế
- Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - kỳ 2: Những năm tháng hào hùng, gian khổ
- Biến tấu với vườn treo
- Trào lưu “10 năm trước” gây bão mạng xã hội
- Ngày mùa ở biên giới
- Câu chuyện lãi hay lỗ trong bảo hiểm nhân thọ
- Khu vườn xanh tươi
- Cảnh giác trước chiêu trò kích động “biểu tình ảo”
- Nếp chay, nếp người