ClockThứ Ba, 31/10/2017 09:44

Kiểm soát chặt chẽ nợ công – nhiệm vụ cấp bách

Dự kiến dư nợ công cuối năm 2018 ở mức khoảng 63,9% GDP, dư nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 46,7 % GDP.

Báo cáo về nợ công của Chính phủ cho thấy, nợ công của Việt Nam năm 2017 có thể tăng lên mức hơn 3,1 triệu tỷ đồng, bằng 62,6% GDP. Điều này cũng có nghĩa là nghĩa vụ trả nợ đang có xu hướng tăng lên. Trong bối cảnh này, việc đổi mới quản lý nợ công, kiểm soát chặt chẽ để giảm áp lực nợ công đang đặt ra rất cấp bách.

Năm 2015, nợ công của Việt Nam ở mức 2 triệu tỷ đồng. Chỉ 2 năm sau, nợ công được dự báo có thể tăng lên mức hơn 3,1 triệu tỷ đồng, bằng 62,6% GDP. Dự kiến dư nợ công cuối năm 2018 ở mức khoảng 63,9% GDP, dư nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP. Mặc dù những con số này vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nhưng rõ ràng là đang ở mức đáng lo ngại, tiến gần đến mức trần mà Quốc hội cho phép là 65% GDP. Trong khi đó, quản lý nợ công hiện vẫn còn nhiều điểm bất cập.

Chi thường xuyên tại Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, chiếm 70% tổng ngân sách nhà nước trong thời kỳ 2011-2015, cao hơn con số 63% của giai đoạn 5 năm trước đó.

Trong Dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi tiếp tục quy định nợ công không bao gồm nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp Nhà nước, điểm này khiến nhiều người băn khoăn. Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước không trả được nợ nước ngoài thì liệu có ảnh hưởng tới hệ số tín nhiệm quốc gia và Nhà nước có phải trả nợ thay không?

Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, mô hình quản lý nợ công hiện nay còn phân tán với nhiều đầu mối. Do đó, cần thống nhất đầu mối quản lý nợ công, tránh tình trạng nhiều cơ quan cùng có quyền đi vay nợ, dẫn đến khó quản lý, giám sát:

“Hiện nay có 3 đầu mối vay nợ, còn trả thì nhiều đầu mối nhỏ. Thậm chí không biết đầu mối nào, đây là vấn đề bức xúc nhất. Do đó, nên tập trung về 1 đầu mối vay nợ và lo trả nợ chứ hiện tại nhiều đầu mối vay rồi nhiều đầu mối trả thì lại dễ tranh công đổ tội, né trách nhiệm. Để đảm bảo thống nhất và phải sửa nhiều lần thì nên tuân theo chuẩn chung của quốc tế, đảm bảo có sức ép và cơ chế mới quản lý tốt hơn" - chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết.

Thực tế, một trong những nguyên nhân gây áp lực nợ công Việt Nam những năm gần đây xuất phát từ bội chi ngân sách ở mức cao, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là khoảng 5,6% GDP. Đáng chú ý là chi thường xuyên tại Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, chiếm 70% tổng ngân sách nhà nước trong thời kỳ 2011-2015, cao hơn con số 63% của giai đoạn 5 năm trước đó. Chi thường xuyên liên tục tăng chủ yếu là do tăng chi để thực hiện các chính sách mới về an sinh xã hội, lương, phụ cấp và trả lãi các khoản vay.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có những quy định siết chặt chi tiêu thường xuyên, trong đó có việc giảm bộ máy hành chính cồng kềnh như hiện nay. Bên cạnh đó, tăng cường giám sát chặt chẽ đầu tư công, bởi nhiều năm qua, đầu tư công tăng cao mà kém hiệu quả. Nhiều dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng “đắp chiếu”, lãng phí và nguy cơ thất thoát ngân sách nhà nước.

TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính nêu ý kiến: “Đầu tư công phải giám sát chặt chẽ, công trình nào cần thiết mới bố trí kế hoạch đầu tư. Cần bố trí kế hoạch phù hợp nguồn thu ngân sách nhà nước. Trước nay toàn làm ngược, cứ bố trí kế hoạch chi tiêu rồi buộc các cơ quan thu như tài chính, thuế đẩy mạnh tăng thu. Nay phải xem thu đến đâu mới bố trí cho phù hợp từ đó giảm được vay nợ trong nước lẫn vay nợ nước ngoài".

Để kiểm soát nợ công, Chính phủ đưa ra một loạt giải pháp. Cụ thể là tiếp tục quản lý chặt chẽ việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển; Những khoản vay nợ dành cho đầu tư phát triển và không vay cho chi thường xuyên. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ, thẩm định chặt chẽ các dự án đăng ký sử dụng vốn vay, đặc biệt là các dự án vay mới.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, quản lý nợ công không chỉ ở tầm quốc gia, mà còn quản lý chặt chẽ ở cả 63 tỉnh thành phố: “Không chỉ tăng cường quản lý nợ công chính thức mà cả nợ công mang tính dự phòng như nợ xây dựng cơ bản hiện còn quá lớn. Bên cạnh đó, phải đổi mới phương thức phân bổ và quản lý sử dụng ngân sách địa phương, nhất là tỷ lệ chi thường xuyên và chi đầu tư. Đồng thời tăng cường thanh tra kiểm tra và tăng tính minh bạch hiệu và và trách nhiệm người đứng đầu địa phương cũng như dự án”.

Cũng theo Bộ Tài chính, cần sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về kiểm toán nội bộ trong đơn vị sử dụng ngân sách. Đây là công cụ quan trọng để thúc đẩy hiệu quả chi tiêu công. Bên cạnh đó, phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập với các dự án ở các cấp chính quyền và đơn vị sử dụng ngân sách. Phát huy vai trò của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động sử dụng ngân sách, để từng đồng vốn ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, giảm gánh nặng nợ công.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ
Nữ công an xã vùng biên gương mẫu

Gương mẫu, tận tụy và đầy trách nhiệm trong công việc, Thiếu tá Hồ Thị Kim Anh (sinh năm 1986, Phó Trưởng Công an xã Hồng Kim, huyện A Lưới) luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền, Thiếu tá Kim Anh đều đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, được Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nữ công an xã vùng biên gương mẫu
Nô nức ngày hội tòng quân

Sáng 26/2, hàng ngàn thanh niên hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc năm 2024. Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ tiếp tục được các địa phương tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc và khách quan, minh bạch.

Nô nức ngày hội tòng quân
Return to top