ClockThứ Năm, 03/06/2021 09:50

Kiểm soát dịch COVID-19 bằng công nghệ

TTH.VN - Ứng dụng công nghệ kịp thời và kiên định 5 nguyên tắc chống dịch “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch” đã giúp Thừa Thiên Huế ngăn chặn từ xa, kiểm soát tốt các ca mắc COVID-19 từ bên ngoài, không để dịch lây lan ra cộng đồng.

Chi tiết 120 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam trong năm naySáng 3/6, Việt Nam có thêm 57 ca mắc mới COVID-19Kiểm soát, quản lý chặt chẽ chất thải, đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19

Người dân quét QR khai báo y tế trên hệ thống Hue-S

Kết nối người dân 

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, khi mới xảy ra dịch COVID-19, chủ trương của tỉnh là khẩn trương ứng dụng công nghệ để giúp người dân tiếp cận thông tin phòng chống dịch một cách nhanh nhất.

Thông qua Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh, website Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh Huế, cùng 2 fanpage của 2 website này, dữ liệu đã đẩy đi đi một cách thống nhất, kịp thời… Đặc biệt, Thừa Thiên Huế đã triển khai ứng dụng công nghệ hỗ trợ thông qua nền tảng Hue-S để kết nối giữa chính quyền và người dân trên địa bàn.

Ông Sơn chia sẻ, tỉnh đã chủ động liên hệ với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông để kết nối dữ liệu. Thay vì khai báo trên các hệ thống của Bộ, người dân trên địa bàn tỉnh có thể khai báo ngay trên ứng dụng Hue-S, dữ liệu sẽ được chuyển đến Bộ Y tế. “Với hơn 400.000 người dùng trên địa bàn tỉnh, Hue-S đã tạo ra sự thuận lợi cho người dân khai báo y tế và lượng khai báo y tế trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Dịch bùng phát mạnh, nhiều vấn đề phát sinh đòi hỏi làm thế nào để quản lý được người và phương tiện ra, vào Huế, từ đó tiếp tục phát triển thêm công cụ phục vụ khai báo y tế cho người đến Huế,  phương tiện đi qua, đến Huế trên ứng dụng Hue-S. Tất cả điều khai báo trực tuyến”, ông Sơn nhấn mạnh.

Hiện, Hue-S đã hoàn thiện và cung cấp 17 chức năng phục vụ phòng chống dịch COVID-19, giúp người dân, cộng đồng tiếp cận và sử dụng một cách thống nhất các chức năng hỗ trợ phòng chống dịch. Người dân, doanh nghiệp chỉ cần cài Hue-S có thể tiếp cận các thông tin, kỹ năng phòng chống dịch cũng như là các công cụ hỗ trợ giúp mỗi công dân chủ động phòng chống dịch cho bản thân, gia đình, và cộng đồng.

Tỉnh cũng thiết lập đường dây nóng: 19001075 để tiếp nhận phản ánh của người dân trong công tác phòng chống COVID-19. Theo đó, từ 22/4/2021 đến nay, hotline 19001075 đã tiếp nhận và hỗ trợ trên 21.000 lượt liên hệ của công dân liên quan đến công tác phòng chống dịch.

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, thông tin phản ánh hiện trường của người dân thông qua Hệ thống Giám sát điều hành đô thị thông minh, Hue-S và đường dây nóng 19001075 giúp chính quyền nắm bắt thêm thông tin quan trọng về phòng chống dịch và có biện pháp xử lý đối với các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có biểu hiện về khai báo không trung thực.

Đối với khách đến du lịch, lưu trú, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo xây dựng app dùng cho tất cả các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh để hỗ du khách khai báo y tế trực tuyến. Dữ liệu từ các nguồn đó được quản lý một cách toàn diện và được chính quyền địa phương nắm và theo dõi một cách chặt chẽ.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn phát triển công cụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, giúp bác sĩ sẽ hướng dẫn luồng tuyến đối với những người ngoài tỉnh vào thăm khám, tái khám… Dữ liệu khai báo y tế từ các nguồn này được chính quyền theo dõi, giám sát một cách kịp thời các trường hợp nghi ngờ, giúp truy vết chính xác hơn và được kiểm soát một cách nhanh nhất nên không bùng phát trong cộng đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kiểm tra lực lượng tình nguyện hỗ trợ người dân khai bao y tế trên hệ thống

Kiên định 5 nguyên tắc chống dịch

Cùng với việc ứng dụng công nghệ, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch từ cộng đồng. Qua các đợt dịch đến nay, số ca mắc trong cộng đồng tại Thừa Thiên Huế rất ít hoặc khi có ca mắc, tỉnh cũng triển khai hiệu quả biện pháp khống chế, dập dịch một cách nhanh nhất.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế (Ban chỉ đạo) luôn kiên định 5 nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Những nguyên tắc này được điều hành thống nhất, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, hạn chế thấp nhất việc bỏ sót đối tượng.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, với hệ thống y tế tốt, các đội phản ứng nhanh luôn sẵn sàng, đội ngũ y bác sĩ chất lượng cao, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo, lực lượng cảnh sát khu vực, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố luôn làm việc tích cực... là những yếu tố quan trọng giúp tỉnh làm tốt công tác phòng chống và kiểm soát dịch.

“Hiện nay, tỉnh vẫn đang duy trì các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt thực hiện chặt chẽ việc giám sát người từ các địa phương khác đến và về Huế, phát huy hiệu quả các chốt kiểm soát y tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch. Quán triệt tư tưởng chủ đạo là phòng bệnh chủ động, tích cực, thường xuyên, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, nhanh chóng ổn định tình hình, tạo điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội” Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Ngọc Minh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top