ClockThứ Sáu, 06/01/2017 14:29

Kiểm soát môi trường nông nghiệp, nông thôn

TTH - Khi đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, chúng ta nghĩ ngay đến các nguồn gây ô nhiễm là do nước thải, chất thải từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất ở các làng nghề và sinh hoạt của người dân.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ước tính mỗi năm, người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 300 đến 350 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); trong đó, lượng bao gói chiếm khoảng 14% trọng lượng. Như vậy, mỗi năm, môi trường hứng chịu trên 42 tấn bao gói thuốc BVTV các loại. Chưa kể việc lạm dụng phân bón vô cơ cũng khiến đất đai bị chai cứng, môi trường đất, nước bị suy nhiễm.

Hiện nay, hầu hết cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, trong đó hệ thống ao xử lý nước thải hầu như chưa có. Trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm trên 7.200ha và 4.200 lồng cá, chỉ có khoảng 45% diện tích của 350ha hồ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát có bố trí hệ thống ao xử lý nước thải. Diện tích nuôi nước lợ và nước ngọt đa số không bố trí ao xử lý nước thải hoặc có bố trí nhưng không sử dụng. Nuôi cá lồng nước lợ, mặn phát triển tự phát, mật độ dày, sử dụng thức ăn cá tươi là chủ yếu, nên chất thải ra môi trường chưa được xử lý đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước tự nhiên.

Bức xúc nhất và trực quan nhất về vấn đề môi trường ở khu vực nông thôn hiện nay là lĩnh vực chăn nuôi. Tổng đàn gia súc gần 265.600 con và đàn gia cầm hơn 2,7 triệu con hằng năm thải ra môi trường khoảng 700 nghìn tấn phân hữu cơ và 1,2 triệu m3 nước tiểu. Mặc dù thời gian gần đây, hình thức chăn nuôi đang dần chuyển từ phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, song tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất đai, không khí từ hoạt động này vẫn còn rất bức xúc. Việc áp dụng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bằng hầm khí sinh học biogas vẫn còn hạn chế. Hiện chỉ có trên 4.700 hộ trong tổng số 103.000 hộ chăn nuôi trên toàn tỉnh xử lý chất thải bằng hầm biogas. Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp và dược phẩm cũng đang đặt ra báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều ý kiến cho rằng, chăn nuôi nhỏ vẫn là sinh kế của hàng chục nghìn hộ nông dân trong giai đoạn tái cơ cấu, chuyển dịch dần cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng bền vững. Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả hơn thông qua biện pháp khí sinh học và kết hợp các công nghệ xử lý chất thải nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ vừa tiếp tục chăn nuôi trong khu dân cư, vừa đảm bảo các chỉ tiêu môi trường ở mức độ chấp nhận được.

Trước tình hình này, ngành nông nghiệp tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường. Để giảm ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nông dân là khâu quan trọng, đồng thời khuyến khích bà con áp dụng sản xuất nông nghiệp theo công nghệ cao, thân thiện môi trường; hình thành những khu vực thu gom, xử lý rác thải và đầu tư hạ tầng cấp thoát nước và xử lý nước thải trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cũng như trong sản xuất, sinh hoạt ở khu vực nông thôn bằng nguồn lực từ xã hội hóa và từ việc lồng ghép triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia…

HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới

Chiều 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh phát động chiến dịch “Hãy làm sạch biển” và đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh - Hãy làm sạch biển năm 2024 tại bãi tắm thôn Tân Bội, xã Điền Lộc (huyện Phong Điền).

Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới

TIN MỚI

Return to top