ClockThứ Tư, 25/07/2012 14:32

Kiểm soát, siết chặt và tháo gỡ

TTH - 652 tỷ đồng là số nợ xấu của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế tính đến 30/6/2012, tăng 27,8% so với đầu năm và chiếm 4,99% trong tổng dư nợ (Nguồn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế). Theo thông tin vừa được cập nhật của chúng tôi thì khoản nợ xấu này chủ yếu phát sinh các dự án ngoài địa bàn, thị trường xây dựng, thị trường bất động sản và kinh doanh dịch vụ. Trong đó, nợ xấu nhóm 5 là 47 tỷ đồng và nhóm 4 là 80 tỷ đồng. Đây cũng là hai nhóm tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu khó thu hồi vốn nhiều nhất.

Hàng tồn kho, sức mua giảm, môi trường kinh doanh không thuận lợi, kinh doanh dịch vụ chưa có lãi... là những lý giải từ đối tượng vay. Nhìn từ góc độ ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu tăng do dư nợ cho vay không tăng, do công tác phân loại nợ có chỗ chưa chính xác; cũng không loại trừ các ngân hàng cho vay để đảo nợ và che giấu nợ xấu...

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về rủi ro còn đến từ tình trạng một tài sản có thể được thế chấp nhiều nơi, chuyên gia của một ngân hàng cho rằng, đây cũng là điều không loại trừ nhưng khi không thu hồi được vốn, việc khởi kiện cũng chỉ là giải pháp cuối khi đối tác quá chây ì không chịu trả nợ. Hơn nữa, việc khởi kiện ra toà án rất lâu và nhiêu khê khi đã có Nghị định về vấn đề này, nhưng các ngân hàng vẫn còn phải chờ thông tư hướng dẫn của các bộ ngành về xử lý tài sản thế chấp. Đa phần, các ngân hàng chủ yếu tìm biện pháp thoả thuận và ngay khách hàng cũng không muốn lâm vào tình trạng này, do nó ảnh hưởng xấu đến thương hiệu và uy tín khi đặt kế hoạch kinh doanh lâu dài.

Vì lo nợ xấu hơn tăng trưởng tín dụng, nên hiện các ngân hàng đã cẩn trọng hơn trong việc không cho vay ồ ạt; chấp nhận lãi suất thấp bằng việc gửi vốn liên ngân hàng hoặc mua trái phiếu Chính phủ để hưởng lợi tức (7-8%/năm). Đây cũng chỉ là giải pháp tình thế để giảm độ rủi ro. Mặt hạn chế của sự an toàn này là nó không tạo ra sự lưu thông tích cực của tiền tệ.

Như vậy là, để kéo nợ xấu ra khỏi ngân hàng, hỗ trợ như một động lực cho sự phát triển của nền kinh tế và ổn định vĩ mô, bên cạnh việc trích lập, sử dụng dự phòng đối với rủi ro; kiểm soát, siết chặt hoạt động cho vay, các ngân hàng không thể chỉ cho vay đối với các cá nhân và doanh nghiệp có bảo hiểm tỷ giá mà còn phải đánh giá khả năng của từng doanh nghiệp để xem xét ngừng hay mạnh dạn cho vay tới các doanh nghiệp có khả năng trả nợ nhưng hết tài sản thế chấp. Điều này được xem như là tiếp thêm lực để các doanh nghiệp xoay xở trả nợ cũ, giải quyết dần nợ xấu.

Đồng hành và tạo động lực phát triển của nền kinh tế, ngoài hoạt động tích cực hơn, lành mạnh hơn của hệ thống ngân hàng, trợ lực quan trọng mà các doanh nghiệp cần còn là sự tháo gỡ của các cơ quan liên quan trong việc miễn giảm thuế, kích thích đầu tư và sức mua; sắp xếp đổi mới cơ cấu doanh nghiệp và có chính sách hỗ trợ thị trường để hoạt động xây dựng và thị trường bất động sản phục hồi nhanh, lành mạnh hơn.

Hạnh Nhi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chiều 22/4, Ban Bí thư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 32 -CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Return to top