ClockThứ Ba, 22/03/2016 10:23

Kiến nghị đưa thực phẩm chức năng vào Luật Dược

Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đang tiếp tục lấy ý kiến từ các đoàn Đại biểu Quốc hội đối với Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) để hoàn thiện lần cuối trước khi trình Quốc hội thông qua vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới. Một số ý kiến đề nghị bổ sung các quy định về quản lý thực phẩm chức năng vào Dự thảo Luật Dược sửa đổi.

Theo ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, việc quản lý thực phẩm chức năng hiện còn nhiều vấn đề bất cập. Chẳng hạn, việc thổi phồng quảng cáo khiến người tiêu dùng nghĩ thực phẩm chức năng là “thần dược” có tác dụng chữa bách bệnh; tình trạng thực phẩm chức năng giả mạo, không rõ nguồn gốc, xuất xứ được mua bán tràn lan qua mạng internet và trên thị trường khiến người tiêu dùng không thể phân biệt được thật, giả; việc không ít người bán hàng lợi dụng các kênh bán hàng đa cấp, các chương trình núp bóng từ thiện khám chữa bệnh miễn phí để tư vấn, tiếp thị, bán thực phẩm chức năng với giá cao gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và túi tiền người dân…

 

Thực phẩm chức năng - mặt hàng giao thoa giữa thuốc và thực phẩm, được nhiều ĐBQH quan tâm khi thảo luận về Dự thảo Luật Dược (sửa đổi). Ảnh Internet

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng là việc làm cần thiết, tuy nhiên tại Việt Nam, việc quản lý thực phẩm chức năng được quy định bởi Luật an toàn thực phẩm. Trong khi đó, Dự thảo Luật Dược sửa đổi là để điều chỉnh các hoạt động quản lý về thuốc và mỹ phẩm. Vì vậy, việc bổ sung các quy định về thực phẩm chức năng vào Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) cần phải xem xét để tránh chồng chéo về phạm vi điều chỉnh giữa các văn bản luật, đồng thời phải khắc phục được những khoảng trống mà các luật hiện hành chưa điều chỉnh.

“Quốc tế đã định nghĩa và quy định rất rõ ràng: Những gì không phải là thuốc thì không được sử dụng những từ chỉ có thuốc mới được sử dụng như: Điều trị, phòng bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể…”.

Ông Nguyễn Văn Tiên

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Các đại biểu Quốc hội cho rằng, thực phẩm chức năng mặc dù được quy định trong Luật An toàn thực phẩm nhưng không rõ ràng, chỉ có vài định nghĩa rất đơn sơ, không đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay, không đủ tầm để quản lý cũng như hạn chế việc quảng cáo, lạm dụng thực phẩm chức năng đối với người bệnh, gây ra sự hiểu lầm của người bệnh... Trong Dự thảo Luật Dược có điều nghiêm cấm việc hiểu lầm hoặc tạo những điều khiến cho người dân hiểu lầm do quảng cáo, tiếp thị hay do tư vấn sử dụng sản phẩm không phải là thuốc. Như vậy, dự thảo đáp ứng được yêu cầu của đại biểu Quốc hội là cố gắng có những quy định để hạn chế lạm dụng thực phẩm chức năng. Về lâu dài cần có luật riêng về thực phẩm chức năng.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ban soạn thảo đã bổ sung thêm quy định: Nghiêm cấm “thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể đối với các sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Tại Hội nghị trực tuyến Phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Bộ Y tế tổ chức sáng 10/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, dù việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo sức khỏe đã được Bộ Y tế và các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát, tuy nhiên tình trạng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra.

Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Cẩn trọng thuốc “tăng chiều cao”

Hiện có nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng quảng cáo giúp trẻ tăng chiều cao nhanh nhất, giúp xương dài nhanh,“xóa bỏ ám ảnh trẻ bị thấp lùn”… Thật vậy không?

Cẩn trọng thuốc “tăng chiều cao”
Triển khai Luật Dược và Luật Điều ước Quốc tế

Ngày 12/8, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Luật Dược và Luật Điều ước Quốc tế cho 120 đại biểu là lãnh đạo, đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, thị xã và TP. Huế.

Triển khai Luật Dược và Luật Điều ước Quốc tế

TIN MỚI

Return to top