ClockThứ Hai, 12/10/2015 14:35

Kiến thức cho nhà nông

TTH - Công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời gian qua đã tạo sự chuyển biến đáng kể; bộ mặt nông thôn đã thay đổi hẳn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà sức lạo động của nông dân từng bước được giải phóng, năng suất và hiệu quả sản xuất không ngừng nâng lên...

Tuy nhiên, phải thừa nhận một điều, chúng ta xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, với những tư duy lỗi thời vẫn còn ăn sâu trong trong hoạt động sản xuất, buôn bán của một bộ phận người dân. Một trong những điều dễ nhận ra là sự cẩu thả, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không vì tương lai, vì cộng đồng; cũng như thiếu sự liên kết tạo thành sức mạnh để cùng nhau phát triển...

Câu chuyện lạm dụng thuốc tân dược trong nuôi tôm, hay việc thu mua tôm thối trong thời gian qua chỉ là một trong những ví dụ. Hậu quả nhãn tiền là chất lượng tôm không cao, không được các công ty xuất khẩu chấp nhận, làm đầu ra con tôm bấp bênh, hiệu quả kém. Việc thu mua, vận chuyển tôm thối cũng vậy; hành động này không chỉ làm nguy cơ lan tràn dịch bệnh mà còn làm người tiêu dùng nghi ngờ từ các sản phẩm được chế biến từ tôm! Ngoài ra, rất nhiều tồn tại trong trồng trọt, chăn nuôi khác như: sử dụng thuốc tăng trưởng, tăng trọng, tạo nạc hay sản phẩm thu hoạch khi dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật còn cao... Việc làm cẩu thả này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn đánh mất vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.
Đã có nhiều lô hàng nông sản của chúng ta xuất sang các nước bị từ chối, bởi sự kiểm định gắt gao về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ cũng như điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh của lô hàng. Mà một khi bị từ chối thì chi phí tiêu hủy ở nước sở tại còn cao gấp nhiều lần so với giá trị của lô hàng, thậm chí nhiều nước không cho tiêu hủy trên đất nước họ mà phải chở về lại nơi xuất xứ để tiêu hủy... Đây là một thách thức lớn trong hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản phải chung tay với nguời nông dân để đảm bảo nguồn nguyên liệu!
Khi gia nhập thị trường chung của khu vực, thế giới, hàng nông sản Việt Nam không chỉ đi các nước mà hàng nông sản của các nước cũng tự do vào thị trường Việt Nam để cạnh tranh. Cái khó của đa phần nông dân hiện nay là nội lực yếu. Chính sự khó khăn trong nguồn vốn đầu tư, buộc nông dân phải làm mọi cách để cứu lấy cây trồng, vật nuôi của mình khi xảy ra sự cố và tận thu những gì có thể, đã làm mất đi tính bền vững trong sản xuất. Cho nên, việc phát huy nội lực, phổ biến kiến thức cho nhà nông, từng bước từ bỏ những thói quen sản xuất cũ, tạo một tư duy sản xuất mới là rất cần thiết từ bây giờ; đặc biệt khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương được thực thi trong thời gian tới!
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

TIN MỚI

Return to top