ClockThứ Sáu, 13/03/2020 14:33

Kiên trì bám biển

TTH - Ông Trần Văn Hà (thôn 6, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang) là một trong những ngư dân lão luyện, yêu nghề, vượt qua nhiều gian nan, bám biển sản xuất.

Muốn lên tàu đánh cá, phải có bằngVào mùa biển mớiNgư dân Phong Điền được mùa cá khoai

Vợ chồng ông Hà vá lưới chuẩn bị cho chuyến đánh bắt tiếp theo

Trong ngôi nhà khang trang, bề thế, vợ chồng ông Hà cặm cụi vá lưới. Người đàn ông có gương mặt sạm nắng. Với một ngư dân thực thụ thì không lúc nào có thời gian “chết”. Ngày không đi biển, họ bận bịu vá lưới, chuẩn bị ngư lưới cụ đảm bảo cho những chuyến ra khơi.

“Vất vả, gian nan và cả nhiều nguy hiểm khi dài ngày trên biển. Nhưng vì yêu nghề nên tôi theo cha bám biển từ khi 16 tuổi cho đến bây giờ. Như vậy mà đã 30 năm”- ông Hà bộc bạch.

Hồi đó tài sản của ngư dân trẻ Trần Văn Hà chỉ có đôi bàn tay, lòng can đảm và tình yêu biển.

Cùng nhiều bạn tàu khác, anh Hà đánh bắt thuê cho các chủ tàu trên địa bàn. Những chuyến đánh bắt xa bờ thường kéo dài 7 ngày 7 đêm trên biển. Đôi lúc thời gian đánh bắt kéo dài hơn. Đặc biệt những chuyến câu mực xà ngoài khơi xa có khi 1-2 tháng mới vào bờ. Những chuyến đi càng dài ngày, độ gian nan, vất vả, hiểm nguy càng lớn.

“Da ngư dân chúng tôi thường bị nước biển “lột” tróc từng đám. Nhưng lo nhất là không may bị đau ốm đột xuất, không về kịp. Bão lại là mối hiểm nguy đáng sợ. Trong cơn bão lớn cách đây gần 20 năm, 1 tàu trong tổng số 3 tàu câu mực xà của chúng tôi đã nằm lại biển khơi cùng 13 thuyền viên, không bao giờ về nữa”- ông Hà trầm giọng.

Gian nan, hiểm nguy là vậy nhưng cũng như nhiều ngư dân trên địa bàn, ông Hà quyết bám biển. Thêm một chuyến ra khơi là thêm kinh nghiệm. Bây giờ, lão ngư 30 năm tuổi nghề có thể tính con nước, dò luồng cá một cách thuần thục để chọn ngày ra khơi và khoanh vùng đánh bắt có hiệu quả. Ngư dân Vinh Thanh theo nghề lưới rê như ông Hà biết cách tính toán vùng nước nào phù hợp với lưới rê bủa ngang hay bủa dọc.

“Tàu xa bờ phải đánh bắt ở vùng nước chảy và dùng lưới bủa ngang. Lưới trôi mới bắt được cá. Nước êm, là thời điểm không bắt được cá, chúng tôi sẽ vào bờ. Tính theo con nước, thì cứ 7 ngày đi, 7 ngày về (tàu nghỉ nằm bờ)”- lão ngư chia sẻ.

Theo ông Hà, những ngư dân như ông không để thời gian “chết”. Những ngày nước êm có thể sử dụng ghe để đánh bắt gần bờ bằng lưới bủa dọc. “Đi ghe đánh bắt gần bờ, chúng tôi ra biển lúc 1-2 giờ sáng. 3 giờ chiều vào bờ gỡ mực, cá, ghẹ để đưa ra chợ hoặc có mối hàng đến lấy. Khâu gỡ cá, ghẹ…rất mất thời gian, nhiều khi huy động cả gia đình cũng không xuể, phải thuê thêm người. Bởi vậy công việc cứ xoay vòng suốt ngày, suốt tháng…”- ông Hà cười chân chất.

Chịu thương chịu khó, từ hai bàn tay trắng, chồng đi đánh bắt thuê, vợ gánh cá nặng oằn vai, chạy bộ 5-6 km đến chợ An Bằng để bán, thì nay gia đình ông Hà đã tậu được 1 chiếc ghe riêng để đánh bắt gần bờ, đồng thời cùng với 5 ngư dân địa phương chung vốn, làm chủ 2 chiếc tàu công suất lớn, chuyên đánh bắt xa bờ. Mỗi chuyến đánh bắt trở về có thương lái đến thu mua tận nơi. Hai người con trai của ông Hà cũng nối nghiệp cha, gắn bó với nghề, với biển.

“Ông Hà là một trong những ngư dân chịu thương chịu khó, dạn dày kinh nghiệm bám biển, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình ngày một khá giả, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương”- ông Phan Đức Anh, Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh bày tỏ.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận
Return to top