ClockThứ Ba, 08/03/2016 06:01

Kiến trúc cầu qua sông Hương: Chưa tìm được phương án tối ưu

TTH - Xây dựng cầu vượt sông Hương ngoài việc đảm bảo kỹ thuật, cần phải tuân thủ những yếu tố thẩm mỹ để không phá vỡ nét thơ mộng, quyến rũ của dòng sông.

Ba phương án đoạt giải

Hiện tại dọc sông Hương đoạn qua thành phố Huế có ba cây cầu: Trường Tiền, Phú Xuân và Dã Viên. Để giảm tải phương tiện lưu thông, đồng thời tạo thêm điểm nhấn cho dòng sông, UBND tỉnh vừa tổ chức thi tuyển kiến trúc cầu qua sông Hương. Lần thứ nhất thu hút được 5 đơn vị, với tổng số 11 phương án tham gia; nhưng ban tổ chức không tìm được phương án phù hợp. Sau đó, ban tổ chức tiếp tục tổ chức thi tuyển lần thứ hai, có 13 đơn vị tư vấn (trong đó có một đơn vị đến từ Pháp) tham gia với 20 phương án dự thi.

Phương án hình tượng kiến trúc “Nón lá” đoạt giải Nhất Hội thi tuyển kiến trúc cầu qua sông Hương

Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Giám đốc Ban Đầu tư và Xây dựng (Sở Giao thông Vận tải) cho biết: “Hội đồng đánh giá, xếp hạng hồ sơ thi tuyển kiến trúc cầu qua sông Hương gồm 11 thành viên, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu về xây dựng và kiến trúc đến từ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam và những người làm trong lĩnh vực văn hóa - kiến trúc ở Huế”.

Hội thi có ba tác phẩm đoạt giải, trong đó, giải Nhất thuộc về phương án “Chiếc nón” với 84 điểm, phương án “Trăng sông Hương” giải Nhì với 74,2 điểm và phương án “Núi Ngự Bình” đoạt giải Ba với 72,8 điểm. Theo đó, giải Nhất được thưởng 150 triệu đồng, giải Nhì 110 triệu đồng và giải Ba 75 triệu đồng.

Xung quanh việc chấm thi, dư luận có ý kiến rằng chỉ mất 2 tiếng đồng hồ để ban tổ chức thông qua tất cả các phương án dự thi là quá nhanh, không làm hết vai trò và nhiệm vụ của hội đồng chấm thi. Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Quyền cho rằng, trước khi cuộc thi diễn ra, ban tổ chức đã gửi các phương án dự thi đến từng thành viên trong hội đồng, nên trong buổi chấm thi, các thành viên chỉ lắng nghe phần trình bày của các đơn vị chứ không cần nghiên cứu các phương án vì đã tìm hiểu trước đó. Hội đồng chấm thi diễn ra lúc 7h30 và đến 12h trưa cùng ngày mới xong, chứ không phải chỉ làm việc trong 2 tiếng”.

Theo PGS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Phó Chủ tịch hội đồng đánh giá, phương án kiến trúc mô phỏng hình ảnh nón lá đoạt giải cao nhất bởi nó đã thể hiện cô đọng và thống nhất từ điểm nhấn cao nhất trên mặt cầu đến các nhịp dầm cầu và chi tiết trang trí.

Kiến trúc phải phù hợp với văn hóa Huế

Ông Nguyễn Ngọc Long, thành viên trong hội đồng chấm thi chia sẻ: “Các phương án đạt từ 75 điểm trở lên nếu được chọn cần phải điều chỉnh những nội dung về kiến trúc, giải trình về phương pháp kết cấu, dự kiến giá thành để chủ đầu tư quyết định lựa chọn. Đồng thời, phải đưa ra những tiêu chí cụ thể đảm bảo công tình có kiến trúc tốt, giao thông thuận lợi, phù hợp với văn hóa Huế”.

Ông Đặng Minh Nam, thành viên hội đồng chấm thi cho rằng, đối với những phương án được lựa chọn nên xem xét kỹ hơn về hình dáng kiến trúc cũng như hệ khung kết cấu; những yếu tố trang trí và ánh sáng khi thiết kế các phương án xây cầu để bảo đảm các yếu tố nghệ thuật; đồng thời nghiên cứu kỹ hơn việc quy hoạch lại hai bờ sông Hương.

Công trình cầu vượt sông Hương thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng, TP Huế, qua sông Hương, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Cầu có chiều dài 385m, rộng 40,5m, với 6 làn xe, bắc qua sông Hương từ đường Nguyễn Hoàng (phường Kim Long) qua đường Bùi Thị Xuân (phường Phường Đúc). Tải trọng thiết kế cầu HL93; khổ thông thuyền theo tĩnh không thông thuyền của cầu Dã Viên là +4,75m (khổ thông thuyền có thể thay đổi theo phương án kiến trúc dự tuyển).

Trước những dư luận về Hội thi tuyển kiến trúc cầu qua sông Hương, ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: UBND tỉnh đang chờ ban tổ chức báo cáo kết quả của hội thi. Đây chỉ là các phương án đoạt giải của hội thi, chứ chưa phải là phương án chính thức chọn để thực hiện. Sắp tới, UBND tỉnh tổ chức triển lãm để lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân.

Bài, ảnh: Thanh Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không gian sống chữa lành

Ngày nay, nhu cầu chữa lành những tổn thương tinh thần là rất lớn. Nhiều người thường tìm đến những dịch vụ chữa lành mà quên đi rằng, việc tạo lập không gian sống phù hợp cũng giúp mang đến những trải nghiệm cân bằng, thư thái, giảm stress hiệu quả.

Không gian sống chữa lành
Lấy sáng cho nhà trong hẻm

Những ngôi nhà trong hẻm thường ở trong tình trạng thiếu sáng, bí bách. Việc lấy sáng cho nhà trong hẻm luôn được ưu tiên hàng đầu, bởi ánh sáng tự nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng, tác dộng trực tiếp đến cảm giác và sức khỏe con người

Lấy sáng cho nhà trong hẻm
Tre đương đại trong xây dựng

Một lần theo chân bạn về Hội An (tỉnh Quảng Nam), tôi khá ấn tượng khi ghé thăm nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh. Nhìn từ bên ngoài, công trình mang đậm nét đặc trưng cho hình ảnh làng quê Việt Nam với hàng cau thẳng đứng. Đặc biệt, kết cấu cột gỗ và khung tre vững chắc, nguyên, vật liệu thiên nhiên có sẵn làm cho người tham quan có cảm giác gần gũi của bóng dáng quê nhà. Người bạn tôi là dân kiến trúc chia sẻ: “Tre hiện đã là một xu hướng. Tre có thể biến hóa linh hoạt từ vật liệu xa xỉ cho đến dân dã, gần gũi với con người, nên có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Một số gia đình, nhà hàng, quán cà phê, homestay cũng chuyển sang thiết kế kiến trúc tre đương đại”.

Tre đương đại trong xây dựng

TIN MỚI

Return to top