Kiệt tác Di sản đá Thành Nhà Hồ
TTH - Chiều 27/6/2011, tại kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO tại Paris (Pháp), cùng với các di sản văn hóa và thiên nhiên có giá trị nổi bật của 40 quốc gia như Bờ biển Ningaloo (Australia); Vườn quốc gia Pendjari (Benin); Vườn quốc gia Wudalianchi (Trung Quốc); Rừng sồi cổ của Đức - Ukraine); Hẻm núi miền Tây (Ấn Độ); Khu bảo tồn Harra (Iran); Đảo Ogasawara (Nhật Bản... Thành Nhà Hồ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thứ 7 của Việt Nam được UNESCO công nhân là di sản văn hóa thế giới chưa kể các di sản phi vật thể.
Di sản Văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ thuộc vùng An Tôn, địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 50 km. Được Hồ Quý Ly phác thảo và cho xây dựng năm 1397, đời vua Trần Thuận Tông (1388 - 1398), Thành Nhà Hồ còn có tên gọi khác là Thành Tây Đô, hay Thành An Tôn. Theo đánh giá của UNESCO: Nét đặc sắc mang tầm vóc giá trị nổi bật toàn cầu của nó bao gồm tòa thành đá được xây dựng bằng kỹ thuật đá lớn, La thành, Nam Giao, các tầng văn hóa nối tiếp nhau trong lòng đất lưu giữ các dấu tích cung điện, đền đài, đường sá và nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ mang đậm chất phong thủy. Đến nay, thành còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn phản ánh rõ nét về một thời kỳ lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam với các đặc trưng mang tầm vóc khu vực và quốc tế.
Đoàn nhà văn Huế ở Thành nhà Hồ
Giữa năm ngoái, trong dịp Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, đoàn nhà văn Huế đã đến thăm quê hương các Chúa Nguyễn - triều Nguyễn Gia Miêu Ngoại trang và Thành Nhà Hồ như là một dịp tìm về cội nguồn. Thăm Thành Nhà Hồ, tôi vô cùng kinh ngạc ngắm những tảng đá lớn được mài nhẵn xếp thành cổng vòm cuốn, thành tường lũy kiên cố trường tồn tới hơn 600 năm mà không cần vữa kết dính. Theo UNESCO, với một hệ thống thao tác kỹ thuật thủ công liên hoàn như khai thác đá, gia công đá, vận chuyển các khối đá nặng từ 10 tấn đến 26 tấn, xử lý móng nền đá, nâng các khối đá lớn lên độ cao trên 10m vừa đảm bảo được công năng kiến trúc vừa đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cần thiết của một đô thành, kỹ thuật xây dựng thành công các bức tường thành đá lớn rất kỳ vĩ, đặc sắc được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực.

Mô típ rồng thời nhà Hồ
- 20 thí sinh tranh tài quán quân cuộc thi "Tiếng hát Bolero khu vực miền Trung" (02/07)
- Ấn tượng từ “Chợ quê ngày hội” (06/07)
- Bờ rào (03/07)
- In bóng mình trong Huế (03/07)
- Sắc diện mới của mỹ thuật Huế (03/07)
- Khoe (03/07)
- Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chính thức mở cửa (02/07)
- Tại sao phải 100? (02/07)