Thế giới

Kiều bào về Việt Nam ăn Tết: Bên gia đình là mùa xuân

ClockThứ Hai, 16/01/2023 15:47
Tết Quý Mão 2023, nhiều người con xa xứ của Việt Nam nô nức đặt vé máy bay, vượt đường xa về Hà Nội và TP.HCM để từ đó đi tiếp về mái nhà nơi họ đặt trái tim mình ở đó.

Gặp gỡ cộng đồng và doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia dịp cuối nămCLB trí thức kiều bào New South Wales tại Australia đẩy mạnh kết nốiKhởi công trường Trung học nghề kiểu mẫu Hữu nghị Lào-Việt NamThủ tướng Canada đánh giá cao đóng góp của cộng đồng người gốc ViệtChợ biên giới kiểu mẫu Việt Nam-Campuchia góp phần thúc đẩy thương mại song phương

Chị Thủy Trần (hàng số hai, thứ hai từ trái sang) tổ chức hướng dẫn gói bánh chưng, bánh tét cùng bạn bè ở California (Mỹ) trước khi về Việt Nam đón Tết - Ảnh: NVCC

Tết này con về bên mẹ

Chị Đặng Thị Tình (42 tuổi) cho biết năm nay, ngay khi học sinh ở Malaysia được nghỉ hè vào tháng 11-2022, chị tranh thủ về Việt Nam sau gần 3 năm xa nhà.

"Ngày lấy chồng, tôi nói với mẹ: Mẹ ơi, con chỉ cách mẹ có 1 giờ 45 phút bay thôi. Con sẽ về thăm mẹ thường xuyên. Nhưng tôi sinh một lèo bốn đứa con, rồi dịch bệnh COVID-19 xảy ra nên từ Tết năm 2020 đến nay đã gần 3 năm tôi mới về thăm nhà", chị Tình bùi ngùi kể.

Năm 2020, ngay mùng 3 Tết, dịch COVID-19 lúc đó mới bắt đầu, đang ở Việt Nam nhưng chị Tình phải cắt ngắn lịch trình để trở về Malaysia vì sợ các nước đóng cửa biên giới. Trong thời gian giãn cách ở Việt Nam, bà ngoại mất nhưng Tình cũng không về được.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ từ nhà mẹ ở quận Bình Thạnh (TP.HCM), chị cho biết: "Tôi về, mẹ vui lắm. Mẹ nói không gặp 3 năm, ban đầu thì rất nhớ nhưng dần dần cũng nguôi ngoai. Bây giờ tôi về mẹ vui lắm, nhưng tôi đi mẹ sẽ phải nhớ lại từ đầu".

Chị cho biết lần này về chị nhận ra cha mẹ yếu hơn. Mẹ chị có nhiều bệnh nhưng vẫn là người chăm sóc chính cho cha chị (đã bị lẫn), nên chị Tình cố chăm sóc mẹ nhiều hơn trong những ngày ở nhà. Năm nay, gia đình chị đã dọn dẹp nhà từ sớm và cũng đã lặt lá mai với hy vọng mai nở đúng Tết.

Theo chị, người Việt làm ăn ở Malaysia năm nay về Việt Nam ăn Tết rất đông vì hầu hết mọi người đều chưa về quê trong 2-3 năm qua do dịch bệnh.

Chị giãi bày: "Trước khi về Việt Nam thì nhớ nhà lắm, mình còn cha còn mẹ nên luôn muốn về ăn Tết. Về nhà rồi thì lại cảm thấy vui quá không muốn đi. Nhưng hai con của tôi ở bên Malaysia, ngày nào gọi điện cũng hỏi khi nào mẹ về, sao mẹ đi lâu quá làm tôi cũng áy náy và day dứt".

Cùng hoàn cảnh lấy chồng xa là chị Thủy Trần (40 tuổi), người Đà Lạt lấy chồng ở tận nước Mỹ. Chị Thủy cho biết vì sinh một lèo ba con nên có khi 5 năm chị mới về quê một lần.

Năm 2020, sau 5 năm chưa về quê, chị Thủy cùng với người em họ lên kế hoạch gây bất ngờ cho mẹ. Chị chui vào trong một cái thùng giấy. Khi mẹ chị mở ra, thay vì là hàng hóa thì cô con gái hiện ra khiến bà mừng mừng tủi tủi. Năm đó, chị Thủy tự hứa về sau sẽ luôn về nhà đón Tết cùng gia đình. Từ đó, mỗi năm chị Thủy về Việt Nam hai lần. Hè là dịp cả nhà năm người cùng về, còn Tết thì một mình chị Thủy về vì ba con của chị còn phải đi học nên không thể nghỉ dài.

"Gia đình chồng tôi ở San Jose, còn chúng tôi ở San Diego, cách nhau khoảng 670km. Cha mẹ chồng tôi dĩ nhiên cũng muốn con cháu có mặt đông đủ trong ngày Tết, nhưng tôi ở Mỹ quanh năm, đã có nhiều dịp gặp ông bà còn cha mẹ tôi thì ngày càng già yếu, lại ở xa nên dù không trọn vẹn nhưng đây là cách tốt nhất tôi có thể làm. Chồng tôi cũng ủng hộ", chị Thủy chia sẻ.

Về quê hưởng Tết 

Anh Fong Đàm, 37 tuổi, sống ở Mỹ, cho biết Tết Quý Mão 2023 là một cái Tết đặc biệt vì đã hơn 3 năm anh Fong mới về lại Việt Nam sau giai đoạn dịch bệnh.

Anh Fong cho hay do rất nhiều người về Việt Nam ăn Tết nên giá vé máy bay vào mùa cao điểm này khá đắt. Anh mua vé về sau Tết khoảng chục ngày thì vé bay hai chiều rẻ hơn khoảng 1.000 USD so với vé đi ngay dịp Tết.

"Mỗi năm bình thường tôi sẽ về Việt Nam khoảng ba lần, luôn đi vào những dịp thấp điểm vì khi đó giá vé máy bay cho ba chuyến đi vẫn không bằng giá vé về vào ngày Tết", anh Fong nói.

Năm nay, anh Fong dẫn thêm một người bạn ở Mỹ về chơi. Anh dự định sẽ giới thiệu bạn với ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực đường phố, và cảnh đẹp Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang trong 2 tuần ở Việt Nam.

"Tôi xem TikTok thấy có rất nhiều món mới lạ, hấp dẫn và hy vọng sẽ thử hết những món này", anh Fong hào hứng. Anh cho rằng để thu hút nhiều người nước ngoài đến Việt Nam thì việc quảng bá về đất nước qua ẩm thực, cảnh đẹp bằng tiếng Anh trên những nền tảng đại chúng như TikTok, vốn đang được người trẻ sử dụng nhiều, là điều nên cân nhắc.

Chị Phan Thị Kim Nguyên, Việt kiều ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết trong bối cảnh lạm phát và giá vé máy bay về quê dịp Tết năm nay nói chung có tăng nhưng người Việt về quê rất nhiều cho thấy tình yêu, nỗi nhớ gia đình, quê hương của mọi người đã bị dồn nén rất nhiều.

Năm nay, chị Nguyên về quê đón Tết một tháng và đang tất bật đi mua đặc sản Thổ Nhĩ Kỳ như đồ da, bánh mứt, hoa nghệ tây... cho gia đình.

"Mình là người Việt Nam thì Tết mình muốn về để hưởng không khí, còn nói nhớ thì thật sự là hằng ngày mình đều gọi điện video với gia đình nên có thể nhìn thấy người nhà mỗi ngày. Tôi đã đón Tết Tây và Tết Thổ Nhĩ Kỳ (vào khoảng giữa năm) với chồng rồi nên khi nào còn điều kiện thì ngày Tết Nguyên đán sẽ dành cho gia đình", chị Nguyên chia sẻ.

Theo Tuổi trẻ Online

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Liều thuốc bổ” của mạ

Dù một năm về quê rất nhiều lần, nhưng mỗi lần gói ghém đồ đạc để về nhà mẹ con tôi đều bồi hồi, nôn nao khó tả. Chẳng cần gọi như “hò đò” vào mỗi buổi sáng, mới hơn 5 giờ sáng, tôi đang cựa mình để xem giờ thì lanh lảnh bên tai giọng con trai tỉnh rót, chẳng có chút gì ngái ngủ của một đứa trẻ 5 tuổi khi thức dậy sớm. Mấy giờ rồi mẹ, sáng chưa, để con dậy đi về ngoại… Những câu hỏi cứ dồn dập, cùng với hành động bật dậy dứt khoát, đi thẳng vào nhà vệ sinh để đánh răng, rửa mặt của cu cậu càng khiến niềm vui, sự háo hức khi chuẩn bị về quê của tôi được nhân lên.

“Liều thuốc bổ” của mạ
Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), chiều 25/3 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện, Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Phú Vang đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương
Tết của những người xa xứ

Vào thời khắc tết đến xuân về, nhiều người Việt xa quê vẫn cảm nhận được không khí háo hức. Có người bồi hồi khi trở lại quê hương, cũng có nhiều gia đình vui tết Việt ở nơi xứ người.

Tết của những người xa xứ
Chuyến xe yêu thương

Ngày 3/2, Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW) Huế tổ chức chương trình “Chuyến xe yêu thương”, giúp đỡ các bệnh nhân và người nhà có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện về quê đón tết miễn phí.

Chuyến xe yêu thương
Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2: Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”

Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1938, quê ở vùng ven biển Cảnh Dương thuộc thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thoát ly năm 1960. Trước khi lên chiến khu, ông mang tên: Nguyễn Văn Chiến. Giải thích lý do ông Nguyễn Thanh Hiếu xâu lỗ tai, ông Nguyễn Thanh Thảo cho biết, cha mẹ tôi sinh 6 người con. Do 4 người con đầu toàn gái, sợ khó nuôi nên khi sinh anh Chiến (tức Hiếu), mạ tôi cho bấm lỗ tai.

Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2 Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”
Return to top