Kiev bắt đầu rút vũ khí hạng nhẹ khỏi miền Đông Ukraine
TTH.VN - Hãng thông tấn Sputnik sáng nay (5/10) dẫn lời quan chức truyền thông của trụ sở tác chiến đặc biệt tại miền đông nam Ukraine cho biết, quân đội Ukraine ngày hôm nay đã bắt đầu rút vũ khí hạng nhẹ có cỡ nòng dưới 100mm khỏi khu vực phía đông của đất nước.
"Đúng vậy, bắt đầu từ ngày hôm nay (5/10), các hành động thực tế trong giai đoạn đầu tiên của việc thu hồi trang thiết bị và các loại vũ khí dưới 100mm khỏi khu vực chiến tuyến đã bắt đầu", ông Anatoliy Stelmakh phát biểu trên kênh truyền hình 112 Ukraine, và cho biết thêm rằng, các loại vũ khí sẽ được đưa ra cách xa chiến tuyến ít nhất 15km, và sẽ phải mất 41 ngày cho việc rút vũ khí toàn diện.
Kiev bắt đầu rút xe tăng khỏi miền Đông Ukraine ngày 5/10/2015. Ảnh: Sputnik
Trung tâm báo chí của trụ sở tác chiến đặc biệt cho biết, trước khi bắt đầu, các bên đã giao cho đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) danh sách các loại vũ khí và phương tiện sẽ được rút ra cách chiến tuyến 15km. "Ngày 5/10, quân đội Ukraine bắt đầu rút xe tăng ra khỏi chiến trường ở khu vực Luhansk. Các loại xe sẽ thu hồi trong giai đoạn 1 là xe tăng T-64 và T-72, pháo chống tăng D-48 và D-44 cỡ nòng 85 mm và súng cối 2B-9 cỡ nòng 82mm", theo tin từ hãng thông tấn TASS.
Hôm 29/9, Nhóm tiếp xúc ba bên điều tiết xung đột ở Donbass đã ký tắt một văn bản liên quan đến kế hoạch rút vũ khí có cỡ nòng dưới 100mm cách chiến tuyến ít nhất 15km. Một ngày sau đó, tài liệu này đã được ký kết bởi các nhà lãnh đạo của các nước Cộng hòa tự xưng ở Donetsk và Luhansk, ông Alexander Zakharchenko và ông Igor Plotnitsky. Theo đó, việc rút vũ khí sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên kéo dài 15 ngày, xe tăng sẽ được rút về, sau đó là pháo binh và súng cối. Giai đoạn thứ 2 sẽ diễn ra trong 24 ngày tiếp theo. Như vậy, toàn bộ quá trình thu hồi vũ khí sẽ mất 41 ngày. Quá trình này sẽ được theo dõi bởi Trung tâm Kiểm soát và Phối hợp chung (JCCC).
Nhóm tiếp xúc ba bên về việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, bao gồm các đại diện đến từ Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), được thành lập theo thỏa thuận ngừng bắn Minsk vào năm 2014 trong một nỗ lực để thúc đẩy đối thoại trực tiếp giữa các bên trong cuộc xung đột Ukraine.
Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik & TASS)
- Canada-Mỹ đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề người di cư (25/03)
- Chương mới cho khu vực Mekong (25/03)
- Anh và Liên minh châu Âu chính thức ký thực thi Khuôn khổ Windsor (25/03)
- WHO tăng cường sáng kiến chống lại bệnh lao (24/03)
- Liên minh châu Âu nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện (24/03)
- 5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới (24/03)
- ECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu (24/03)
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát (23/03)
-
Canada-Mỹ đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề người di cư
- Chương mới cho khu vực Mekong
- 5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới
- ECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
-
Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên
- Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- Ổn định kinh tế bị đe dọa bởi tình trạng thiếu hụt lượng mưa