Kinh tế Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt gần 117 tỷ USD
Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục thiết lập dấu mốc mới khi đạt gần 117 tỷ USD.
- » Thu ngân sách từ thuế nhập khẩu tăng mạnh
- » Ký Hiệp định thương mại với EU vào 30/6, gần 100% hàng hóa thuế về 0%
- » Xuất khẩu nông sản sụt giảm khi thị trường chủ lực không còn dễ dãi
- » Nông, lâm, thủy sản xuất siêu hơn 6 tỷ USD
- » Kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 500 tỷ USD: Thành quả đến từ hội nhập
Theo số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu là 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu là 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2018.
Như vậy, với kết quả này, quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2019 của Việt Nam đạt mức tăng khá cao 36,69 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng tới 52,44 tỷ USD của năm 2018.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2019 thặng dư 11,12 tỷ USD
Cán cân thương mại hàng hóa trong năm 2019 thặng dư lên tới 11,12 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Con số xuất siêu của Việt Nam trong năm nay đã tăng 62,9% so với năm trước.
Đáng chú ý, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ ngoại thương, Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế là thị trường lớn nhất và là năm thứ hai liên tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt 100 tỷ USD trở lên.
Cụ thể, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 116,866 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam là 41,414 tỷ USD và nhập khẩu tới 75,452 tỷ USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng thêm hơn 10 tỷ USD (năm 2018 là 106,706 tỷ USD).
Như vậy, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm ngoái. Đặc biệt, thị phần kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới gần 30%. Tuy nhiên, kim ngạch tăng thêm chủ yếu từ hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng không đáng kể.
So với 1 năm trước, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng thêm tới 10,014 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ tăng gần 150 triệu USD. Chính vì vậy, cán cân thương mại của nước ta với Trung Quốc bị thâm hụt rất lớn lên tới hơn 34 tỷ USD.
Theo VOV
- Giải cứu động vật hoang dã trong dịp tết (25/02)
- LG bắt đầu cấp phép nền tảng webOS (25/02)
- Garmin ra đồng hồ thể thao thời trang cho nữ (25/02)
- Nhà mình đẹp ra, thành phố sẽ đẹp hơn (25/02)
- Mô hình nuôi tôm trên cát an toàn cho lãi cao (25/02)
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID- 19 tại Khu công nghiệp Phong Điền (24/02)
- Cao tốc La Sơn-Túy Loan sẽ thông xe vào cuối quý 2/2021 (24/02)
- Vietnam Airlines: Sẵn sàng để vận chuyển vaccine COVID-19 (24/02)
-
Vietnam Airlines: Sẵn sàng để vận chuyển vaccine COVID-19
- Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
- Xuất nhập khẩu tháng 1/2021 đạt hơn 55 tỷ USD
- Rà soát dự thảo kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường
- Vietnam Airlines: Dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam về tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh
- Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn
- Cảng Chân Mây nhộn nhịp những ngày đầu năm Tân Sửu
- Sẽ sớm khắc phục hư hỏng ở phần trần mái Nhà hát Sông Hương
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
- Những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020
-
Vietnam Airlines: Dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam về tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh
- Nâng tầm cửa ngõ phía Bắc
- Cảng Chân Mây nhộn nhịp những ngày đầu năm Tân Sửu
- Tập trung nguồn lực phát triển, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”
- Vào guồng công việc ngay sau nghỉ tết
- Những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020
- Kinh tế hợp tác xã chưa đáp ứng yêu cầu
- Sẽ sớm khắc phục hư hỏng ở phần trần mái Nhà hát Sông Hương
- Sức mua tăng, giá vàng giảm trong ngày vía Thần Tài
- Hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư