ClockThứ Sáu, 02/03/2012 14:20

Kinh doanh vàng và ngoại tệ trái phép có thể bị phạt đến 500 triệu đồng

TTH - Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về ngoại hối, ngăn chặn tình trạng đô la hoá nền kinh tế, xóa bỏ thị trường ngoại tệ tự do, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP (NĐ95) sửa đổi, bổ sung một số điều cuả Nghị định 202 (NĐ202) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Ngô Văn Vinh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)-Chi nhánh Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề liên quan đến nghị định này. Về những nội dung cơ bản của NĐ95, ông Ngô Văn Vinh cho biết:

Ngày 20/10/2011, Chính phủ ban hành NĐ số 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ202 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Trong nghị định này, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung Điều 18: Hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với vi phạm quy định về quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng sẽ tăng mức cao nhất từ 70 triệu đồng lên đến 500 triệu đồng. Cụ thể, NĐ95 quy định phạt từ 300-500 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ; thực hiện dịch vụ kiều hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy phép của NHNN. Ngoài ra, hành vi niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật trước đây chưa được quy định thì nay NĐ95 quy định mức phạt tiền từ 300-500 triệu đồng.

Một số trường hợp, nghị định mới này phạt tiền gấp 10 lần so với nghị định trước đây?
 
Thay vì phạt tiền từ 5-12 triệu đồng trong NĐ202 trước đây thì trong NĐ95 phạt tiền từ 50-100 triệu đồng với một trong các hành vi: Cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật; Chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật (trừ trường hợp quy định tại khoản 6, điều 18 NĐ202/2004/NĐ-CP); Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài không đúng quy định của pháp luật; Mua bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.
 
Những trường hợp nào sẽ bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng, ngoại tệ thưa ông?
 
NĐ95 cũng bổ sung thêm hai hành vi bị phạt mức 50-100 triệu đồng là: Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau không đúng quy định của pháp luật; Kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật. Cũng theo nghị định, hành vi mua, bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, ngoài bị phạt tiền còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm đối với các đại lý đổi ngoại tệ. Ngoài phạt tiền, các tổ chức kinh doanh vàng có hành vi kinh doanh, mua bán vàng không đúng quy định của pháp luật còn có thể bị tước giấy phép hoạt động kinh doanh vàng thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm.
 
Những cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo NĐ95?
 
Trong NĐ95, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung điều 37: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, thanh tra viên ngân hàng đang thi hành công vụ; Chánh thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam; Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh khi phát hiện cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng (TCTD) có hành vi vi phạm quy định về quản lý ngoại hối đều có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định này. Ngoài ra, cơ quan quản lý thị trường khi phát hiện cá nhân, tổ chức không phải là TCTD có hành vi vi phạm quy định về hành vi niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luậtcó trách nhiệm lập biên bản và chuyển cho các đối tượng có thẩm quyền để xử phạt.
 
Trên địa bàn tỉnh, NHNN Thừa Thiên Huế đã có những động thái gì để thực hiện nghị định này và thực tế đã có trường hợp nào bị xử phạt?
 
Ngay sau khi NĐ95 ban hành, NHNN-Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã triển khai và quán triệt trong hệ thống ngành ngân hàng trên địa bàn thông qua cuộc họp giao ban. Đồng thời cũng đã sao gởi NĐ95 đến trên 200 tổ chức kinh tế có liên quan trên địa bàn để quán triệt thực hiện. NHNN tỉnh đã tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra và xử phạt vi phạm về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn do UBND tỉnh thành lập và đã kiểm tra trực tiếp 12 đơn vị gồm 7 khách sạn, 1 nhà hàng và 4 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng. Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp với số tiền 10 triệu đồng do vi phạm quy định về đăng ký vay, trả nợ nước ngoài. NHNN tỉnh đã họp sơ kết đoàn kiểm tra liên ngành, đề ra kế hoạch phối hợp kiểm tra trong thời gian đến...
 
Xin cảm ơn ông!
Bạch Quang (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
'Bến đỗ' tiếp theo của vàng

Giữa lúc giới đầu tư đang hân hoan tận hưởng những kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán, vàng - nơi trú ẩn yêu thích của họ - cũng đang đạt những đỉnh cao mới.

Bến đỗ tiếp theo của vàng
Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

Giới đầu tư đang “nóng lòng” chờ Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ sớm được sửa đổi để bình ổn thị trường vàng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, trước tiên, cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC.

Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

TIN MỚI

Return to top