ClockChủ Nhật, 23/04/2017 14:49

Kinh ngạc loài vật có khả năng sống không cần oxy

Chuột chũi Đông Phi, một trong những loài vật kỳ lạ và thú vị nhất thế giới, một lần nữa khiến giới khoa học ngỡ ngàng vì có khả năng sống mà không cần oxy trong 18 phút.

Phát hiện 163 loài động thực vật mới tại khu vực sông Mekong

Chuột chũi Đông Phi trước đó đã khiến giới khoa học kinh ngạc vì khả năng kháng ung thư, kháng đau đớn và có thể sống thọ gấp 10 lần chuột bình thường. Loài chuột này còn nổi tiếng vì có ngoại hình kỳ lạ nhất thế giới.

Theo thông tin được CNN đăng ngày 22/4, giới khoa học mới đây vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra chuột chũi Đông Phi có thể sống tốt mà không cần oxy nhờ thay đổi cơ chế trao đổi chất.

Ông Gary Lewin, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Y học Phân tử Max Delbrück (Đức), giải thích loài chuột này thường sống đông đúc trong những môi trường chật hẹp, tất cả đều hít khí oxy và thải ra khí carbon dioxide nên thích nghi với môi trường thiếu oxy.

Ông Lewin là đồng nghiên cứu của công trình được công bố trên tạp chí Science (Khoa học) hôm 21/4.

Chuột chũi Đông Phi có thể sống sót mà không cần oxy trong 18 phút. Ảnh: CNN

Ông Gary Lewin. Ảnh: CNN

“Chúng tôi muốn tìm hiểu xem mức độ thiếu oxy tối đa mà loài vật này có thể chịu được. Con người sẽ chết nếu sống trong môi trường có hàm lượng oxy thấp hơn 10%” – ông Lewin nói thêm.

Trong quá trình tiến hành thử nghiệm, nhóm nghiên cứu của ông Lewin nhận thấy chuột chũi Đông Phi không hề bị ảnh hưởng trong môi trường có mức độ oxy thấp hơn 5%. Khi thử thách loài vật này trong môi trường không có oxy, ông Lewin cho biết: “Chúng nhanh chóng đi ngủ. Chúng bước vào trạng thái bất động, giống như một dạng hôn mê, và có thể sống như vậy trong 18 phút”.

Khi được cung cấp oxy trở lại, chuột chũi Đông Phi nhanh chóng phục hồi và không gặp bất cứ tổn thương nào. Để tạo ra năng lượng duy trì sự sống và hoạt động cho các tế bào ở những bộ phận quan trọng như não và tim trong môi trường không có oxy, chuột chũi Đông Phi sử dụng một dạng nhiên liệu khác.

Michael Berenbrink, một giảng viên cấp cao về khoa học động vật của Trường ĐH Livepool (Anh), mô tả công trình nghiên cứu nói trên là “tuyệt vời”. “Hình thức trao đổi chất này chưa được biết đến đối với động vật có vú” – ông Berenbrink khẳng định.

Ông Lewin hy vọng phát hiện mới có thể làm nền tảng cho các ứng dụng trên cơ thể người trong tương lai. Ông giải thích rằng về mặt di truyền, chuột chũi Đông Phi rất giống chuột thường và không khác hoàn toàn với con người.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì một môi trường sống sạch đẹp

Năm nay, chiến dịch Giờ Trái đất được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Giảm dấu chân carbon - hướng tới Net zero” “Reducing carbon footprint towards net zero”.

Vì một môi trường sống sạch đẹp
Đừng lãng phí môi trường sống

Cái lãng phí đầu tiên là môi trường. Sách vở làm từ giấy. Giấy được làm từ bột cây rừng. Rừng được trồng trên đất…

Đừng lãng phí môi trường sống
Còn chờ gì nữa?

Dân thành phố mà không ý thức được ngay cả việc bảo vệ môi trường sống cho chính mình, thì đến bao giờ xã hội mới vươn đến cái đích văn minh, tiến bộ?...

Còn chờ gì nữa
Sống trách nhiệm và nhiều hoài bão

Sống nhiệt huyết, có hoài bão là động lực đưa nữ trung úy trẻ Trịnh Thị Thu Hằng về làm Phó Trưởng Công an xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà.

Sống trách nhiệm và nhiều hoài bão
Return to top