ClockChủ Nhật, 14/07/2019 16:17

Kinh tế & an sinh xã hội: hai vấn đề chính trong bầu cử Thượng viện Nhật Bản

TTH.VN - Theo một cuộc khảo sát gần đây của Yomiuri Shimbun, các ứng cử viên của đảng cầm quyền và đảng đối lập đang có lập trường đối lập về kinh tế và hệ thống an sinh xã hội - hai điểm tranh chấp chính trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản sắp diễn ra vào ngày 21/7 tới.

Nhật Bản ấn định thời điểm bầu cử Thượng việnNhật Bản cải tổ Nội các để “xây dựng một quốc gia mới”Liệu ông Abe có trở thành Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ 3?Ông Shinzo Abe chính thức là ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ 3

Các đảng đối lập Nhật Bản cho rằng công chúng ngày càng quan tâm đến hệ thống an sinh xã hội. Ảnh: Japan-News

Trong một bài phát biểu tại tỉnh Mie hôm 12/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định, doanh thu thuế trong năm tài chính này đang ở mức cao kỷ lục và thành quả này rõ ràng đang giúp cải thiện hệ thống an sinh xã hội trong nước.

Thủ tướng Abe, người cũng là chủ tịch của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, lập luận rằng việc tăng doanh thu thuế do gói chính sách kinh tế Abenomics của ông sẽ dẫn đến một hệ thống an sinh xã hội ổn định.

Cùng quan điểm với Thủ tướng Abe, 63% ứng cử viên LDP tham gia cuộc khảo sát cho rằng các biện pháp về kinh tế và việc làm là vấn đề cần được quan tâm nhất trong cuộc bầu cử sắp tới, khiến nó trở thành câu trả lời được lựa chọn nhiều nhất trong đảng.

Trong khi đó, các đảng đối lập khẳng định mối quan tâm của công chúng đối với hệ thống lương hưu đang gia tăng, từ đó đưa hệ thống an sinh xã hội trở thành vấn đề lớn nhất trong cuộc bầu cử 21/7.

Cụ thể, kết quả cuộc khảo sát cho thấy, cải cách hệ thống an sinh xã hội bao gồm lương hưu và chăm sóc y tế là được xem vấn đề cần quan tâm hàng đầu của 70% các ứng cử viên đối lập trong đảng CDPJ; 64% ứng viên trong Đảng Dân chủ vì Nhân dân cũng ủng hộ quan điểm này; 84% trong Đảng Cộng sản Nhật Bản và 67% cho Đảng Dân chủ Xã hội.

Ngoài ra, nhiều ứng cử viên của các đảng đối lập phản đối việc tăng mức thuế tiêu thụ lên 10% trong tháng 10 sắp tới, trong khi gần như tất cả các ứng cử viên của đảng cầm quyền trả lời rằng việc tăng thuế nên được thực hiện theo kế hoạch. Tuy nhiên, ngay trong nội bộ đảng cầm quyền, một số người cũng phản đối việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ để đảm bảo nguồn tài chính cho chi phí an sinh xã hội.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ANN)  

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Return to top