Thế giới Thế giới
Kinh tế châu Á nhiều thách thức nhưng đầy triển vọng
TTH - Theo báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IMF mới được công bố hôm 9/5, trước các mối quan ngại ngày càng tăng về chủ nghĩa bảo hộ và các xã hội đang già đi nhanh chóng, khu vực này vẫn phát triển mạnh mẽ, với triển vọng kinh tế trong năm nay sẽ tăng 0,2% so với năm ngoái, tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng toàn cầu.
Các nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm 2017. Ảnh: IMG
Nhiều thách thức
Thực tế, các nền kinh tế châu Á hiện có nguy cơ đối mặt với các thách thức không nhỏ. Theo IMF, nếu các chương trình kích thích tài khóa của Mỹ dẫn đến áp lực lạm phát cao hơn kỳ vọng, Cục Dự trữ Liên bang (FED) có khả năng sẽ nâng lãi suất nhanh hơn dự kiến để đối phó, khiến đồng USD mạnh hơn, “gánh nợ” của các nước đi vay ở châu Á theo đó cũng sẽ nặng nề hơn.
Các nền kinh tế châu Á cũng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bảo hộ do mở cửa thương mại và hội nhập với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Một sự thay đổi hướng tới các chính sách hướng nội trên toàn thế giới có thể tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của châu Á và giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào châu Á. Hơn nữa, những căng thẳng địa chính trị trong khu vực cũng có thể làm suy yếu sự tăng trưởng trong thời gian ngắn.
Về mặt dài hạn, châu Á cần phải giải quyết 2 thách thức lớn: dân số già và tăng năng suất. Châu Á đang già đi nhanh chóng so với ở châu Âu và Hoa Kỳ. Khi dân số già đi, sẽ có ít công nhân hơn, và theo thời gian, lực lượng lao động sẽ thu hẹp lại, đồng thời có thể làm tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ và hưu trí.
Điều này gây áp lực lên ngân sách của chính phủ, và có thể dẫn tới tăng trưởng thấp hơn. IMF ước tính trong 3 thập kỷ tới, xu hướng nhân khẩu học có thể kéo tăng trưởng GDP trung bình ở các nền kinh tế châu Á tương đối già như Trung Quốc và Nhật Bản giảm từ 0,5%-1%.
Tăng trưởng năng suất chậm cũng là một mối lo ngại. Khu vực này không thể bắt kịp với mức năng suất cao của các nước về công nghệ. Giảm thương mại và FDI cũng có thể gây tổn thất cho các nền kinh tế châu Á trong việc truyền tải công nghệ và thúc đẩy cạnh tranh trong nước.
Triển vọng tăng trưởng lạc quan
Tuy nhiên, bất chấp những mối lo ngại nói trên, các nền kinh tế châu Á vẫn được IMF đánh giá có nhiều triển vọng lạc quan, được coi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Theo dự báo của IMF ngày 9/5, các nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm nay, cao hơn 0,2% so với năm 2016. Trong năm 2018, ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ ở mức 5.4%, nhờ mức tăng trưởng ngày càng tăng ở một số nền kinh tế phát triển và mới nổi hỗ trợ cho triển vọng tích cực của châu Á.
Cụ thể, các chương trình kích thích tài chính lớn hơn dự kiến của Mỹ và sự tự tin của người tiêu dùng ở các nền kinh tế tiên tiến có thể sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng ở châu Á. Những cải cách, ví dụ như đầu tư công một cách hiệu quả vào cơ sở hạ tầng ở các nước ASEAN và Nam Á, có thể giúp kéo dài đà tăng trưởng tích cực.
Theo báo cáo triển vọng mới nhất của IMF, Nhật Bản sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 1,2% trong năm 2017, cao hơn 0,2% so với năm trước, với sự hỗ trợ từ việc mở rộng tài khóa và trì hoãn việc tăng thuế (từ 4/2017 - 10/2019). Singapore cũng có mức tăng 0,2% đạt tăng trưởng 2,2% trong năm nay, trong khi Việt Nam được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 0,3% lên 6,5% ở cùng thời kỳ.
Triển vọng cho các nền kinh tế châu Á khác cũng khá tích cực, được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa mạnh mẽ - một động lực quan trọng cho tăng trưởng ở các nước này, theo nhận định của IMF.
Tóm lại, “cho tới nay, các dấu hiệu tăng trưởng ở khu vực châu Á thật đáng khích lệ”, ông Changyong Rhee - Giám đốc khu vực châu Á -Thái Bình Dương của IMF nhận định.
TỐ QUYÊN (Tổng hợp & lược dịch từ IMF, Nikkei & NewsJS)
- Trung Quốc công bố nhiều khoản hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh (16/08)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh (16/08)
- Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên (15/08)
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi (15/08)
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói (15/08)
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm (15/08)
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát (15/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Khai mạc Hội nghị Tòa án các tỉnh biên giới Lào-Việt Nam-Campuchia
- Tổng thư ký Liên Hợp quốc ủng hộ phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên
- TP. Hồ Chí Minh và Singapore tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm