Thế giới

Kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất lịch sử do đại dịch

ClockChủ Nhật, 03/05/2020 16:12
TTH.VN - Nền kinh tế châu Âu đã giảm 3,8% trong quý I năm nay, trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh bị đóng băng do các lệnh phong toả nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Mở cửa lại kinh tế hay sức khoẻ cộng đồng?12 nước thống nhất giảm thiểu tác động của đại dịch lên kinh tế toàn cầu

Đại dịch khiến nền kinh tế Italy rơi vào suy thoái. Ảnh: Reuters/VOV

Các nhà phân tích cho biết, đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi các số liệu thống kê bắt đầu được ghi nhận từ năm 1995. Mức giảm này thậm chí còn cao hơn cả đợt sụt giảm giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong quý I/2009, sau khi Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ tuyên bố phá sản.

Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, tình trạng thất nghiệp chỉ tăng nhẹ ngay cả khi các lệnh đóng cửa được thực hiện ở quy mô lớn. Theo Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3/2020 ở khu vực này chỉ tăng 0,1% lên 7,4%, so với mức 7,3% của một tháng trước đó. Hàng triệu công nhân đang được hỗ trợ bởi các chương trình tạm thời trong thời gian ngắn, theo đó chính phủ sẽ trả phần lớn tiền lương của họ để đổi lại việc các công ty đồng ý không sa thải người lao động.

Trong khi đó, số liệu từ các quốc gia khu vực đồng euro cho thấy, cả Pháp và Italy đang đều rơi vào suy thoái. Nền kinh tế Pháp giảm 5,8%, mức cao nhất kể từ khi cơ quan thống kê của quốc gia này bắt đầu giữ dữ liệu vào năm 1949. Sự sụt giảm đặc biệt rõ rệt trong các dịch vụ liên quan đến tương tác trực diện, như khách sạn và nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, vận chuyển và xây dựng.

Đến thời điểm hiện tại, một số lệnh phong toả đã được nới lỏng cho một số doanh nghiệp ở một số quốc gia, nhưng các ngành công nghiệp lớn như khách sạn, hàng không và du lịch vẫn đang trong tình trạng đóng băng sâu và có triển vọng phục hồi không chắc chắn.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang tăng cường các nỗ lực để thúc đẩy nền kinh tế chống lại sự suy thoái kỷ lục mà Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho là có cường độ và tốc độ chưa từng có trong thời bình.

Theo đó, ECB trong tuần trước đã hạ lãi suất đối với các khoản vay dài hạn mà nó cung cấp cho các ngân hàng. ECB cũng công bố một loạt các hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng với lãi suất âm, có nghĩa là các ngân hàng được trả tiền thưởng như một động lực để vay và cho vay.

Ngân hàng đã đưa ra một chương trình mua trái phiếu trị giá 750 tỷ euro, giúp che giấu chi phí vay đối với các chính phủ mắc nợ nhiều như Ý và nới lỏng các yêu cầu tài chính đối với đệm vốn ngân hàng để cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng không biến thành khủng hoảng thị trường tài chính.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AP & ABC News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Return to top