ClockChủ Nhật, 22/11/2020 07:23

Kinh tế số giúp Huế tiến gần hơn với các mục tiêu

TTH.VN - Trao đổi với các diễn giả ở chủ đề “Thừa Thiên Huế trong nền kinh tế số và công nghiệp sáng tạo” chiều 21/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh - Phan Ngọc Thọ đã có những chia sẻ thẳng thắn. Ông Thọ khẳng định, Huế phải đổi mới trong xu thế hội nhập, thay đổi tư duy nhận thức lẫn cách nghĩ, cách làm để phát triển.

Triển lãm, giới thiệu sản phẩm công nghệ - khởi nghiệp đổi mới sáng tạoTạm hoãn sự kiện Hue Innovation Day 2020

Chủ đề này nằm trong chuỗi chương trình Huế sáng tạo để phát triển - Hue Innovation Day 2020 do Viện Nghiên cứu và phát triển tổ chức.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Ủy viên Ban chấp hành Nông nghiệp số Việt Nam trình bày về chủ đề nông nghiệp hữu cơ 

Tri thức đóng vai trò rất quan trọng

Kinh tế số và công nghiệp sáng tạo đang là xu thế hiện nay, có vai trò quan trọng trong mục tiêu phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, Huế phải phát triển nhanh, bền vững và kiên trì nhưng hài hòa trong các mối quan hệ. Phát triển nhanh trên nền tảng tri thức, bền vững trên nền tảng văn hóa. Kinh tế Thừa Thiên Huế phải được cơ cấu dựa vào năng suất, có hiệu quả và phương thức phù hợp.

“Huế thành công trong triển khai Chính phủ điện tử và mô hình điều hành đô thị thông minh với chi phí thấp so với các tỉnh thành bạn nhưng đến lúc cần nhìn nhận sự đóng góp của vai trò tri thức và áp dụng công nghệ số để hướng tới hiệu quả trong công việc”, ông Thọ chia sẻ.

Sau lời dẫn dắt của Chủ tịch UBND tỉnh, các diễn giả đã có những đóng góp quý báu cho sự phát triển của Thừa Thiên Huế. “Với Huế, công nghiệp sáng tạo là một trong những chiến lược để phát triển kinh tế. Công nghiệp sáng tạo được phân loại thành những lĩnh vực như, nghệ thuật, truyền thông, di sản và sáng tạo chức năng”, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Group of Companies, Chủ tịch CLB Doanh nhân sáng tạo nói.

Ông Vinh cho rằng, để sự sáng tạo không bị tác động hay bó hẹp phải phát triển bảo hộ sở hữu trí tuệ và quyền tác giả. Ông cũng dẫn chứng các mô hình đến từ Hàn Quốc và Thái Lan như là các giải pháp. Từ đó, nếu muốn áp dụng ở Huế phải thành lập ngay trung tâm sáng tạo. “Cơ cấu của công nghiệp sáng tạo gồm tầng lớp sáng tạo, doanh nhân sáng tạo, nhà sản xuất sáng tạo, nhà phân phối sản phẩm sáng tạo và người tiêu dùng sản phẩm sáng tạo”, ông Vinh trình bày.

Trên lĩnh vững nông nghiệp hữu cơ, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Ủy viên Ban chấp hành Nông nghiệp số Việt Nam bảo, ứng dụng công nghệ số phù hợp sẽ tạo điều kiện để mọi đối tượng có thể sử dụng đơn giản, thuận tiện. Chuyển đổi số cũng giúp tiết giảm chi phí. Song, chuyển đổi số ngành nông nghiệp bắt đầu từ đâu? – bà Thực cho rằng đó là số hóa từng hộ nông dân; ứng dụng công nghệ thông tin - thiết lập nền tảng và công cụ để lưu trữ và cung cấp lý lịch sản phẩm trong cả chuỗi, tạo ra chuỗi cung ứng minh bạch - chìa khóa để cạnh tranh toàn cầu…

Trên nền tảng công nghệ số, nông dân sẽ không bị bỏ lại phía sau, thế nhưng theo bà Thực, nông dân cần có công nghệ phù hợp trình độ, phù hợp khả năng đầu tư, ngôn ngữ phù hợp để dễ hiểu, dễ ứng dụng. “Để tạo ra công bằng, bảo vệ nông dân thì chính quyền cần kiểm soát tốt thị trường và lưu thông hàng hóa; cần có chế tài nghiêm khắc khi vi phạm giả mạo nhãn hàng, nguồn gốc sản phẩm của người khác.... Ngoài ra, việc quy hoạch vùng rất quan trọng, bởi nó sẽ tạo ra sự đồng bộ hạ tầng, tiết giảm chi phí sản xuất, thuận tiện cung ứng dịch vụ; thuận tiện canh tác hữu cơ, nâng cao giá trị”, bà Thực nói.

Huế đang phát triển trên nền tảng di sản và số hóa di sản cũng là chủ đề được các diễn giải trình bày. Đây là nhiệm vụ bắt buộc, đặt khách hàng là trung tâm. “Hành trình tìm hiểu, tiếp cận, tiêu dùng, thanh toán của người tiêu dùng chính là động cơ để ứng dụng chuyển đổi số trong từng biến chuyển vận hành của doanh nghiệp. Từ chuyển đổi số đến nền tảng bền vững, trân quý di sản Huế, hướng tới tương lai vững bền”, bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 chia sẻ.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tham quan các sản phẩm mang tính sáng tạo tại chương trình Huế sáng tạo để phát triển - Hue Innovation Day 2020 

Huế mở lòng chào đón mọi người

Trước khi bế mạc Diễn đàn Huế sáng tạo để phát triển - Hue Innovation Day 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng đã có những trao đổi với các chuyên gia, đồng thời ghi nhận, trả lời những ý kiến của các doanh nghiệp xoay quanh mục tiêu tạo ra môi trường, hướng phát triển của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn sắp tới.

Giáo dục, y tế, môi trường kinh doanh, đầu tư, chính sách hỗ trợ của Nhà nước là những vấn đề các chuyên gia, doanh nghiệp gợi mở, luận bàn và trao đổi.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhìn nhận thực tế rằng, kinh tế Thừa Thiên Huế đang còn gặp khó khăn, tình hình tài chính không thể vượt qua hàng rào của chính sách của Nhà nước quy định, song chính quyền tỉnh sẽ tạo ra môi trường, điều kiện sống và kinh doanh tốt để thu hút doanh nghiệp đến Huế. Những lĩnh vực trọng tâm sẽ có những cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp. Tất cả hướng đến các mục tiêu của Thừa Thiên Huế trong tương lai.

“Về giáo dục, Thừa Thiên Huế đang xây dựng các đề án để học sinh lấy đạo đức làm gốc. Để chào đón nhân tài, chúng tôi sẽ tạo ra không gian sống, điều kiện sống tốt nhất, và khi thu nhập dù quan trọng nhưng không phải hàng đầu thì điều này sẽ kích thích nhiều người đến Huế. Mỗi lĩnh vực kinh tế sẽ có những chính sách khác nhau. Ví dụ như mục tiêu của Thừa Thiên Huế đến 2025 sẽ có 5.000-7.000 nhân viên IT thì chúng tôi sẽ có những ưu đãi những chính sách về lương. Lĩnh vực y tế sẽ bằng mọi giá giữ lại bác sĩ đầu ngành. Ngoài ra, sẽ tác động với trung ương để có cơ chế thuế thuận lợi. Thương mại hóa các sản phẩm kinh doanh là một điều quan trọng và sắp tới chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới mô hình kinh doanh, thành lập hội đồng đồng hỗ trợ, tư vấn các doanh nghiệp khởi nghiệp”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kết luận.

L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

Trước thềm Diễn đàn với 12 phiên họp khai mở, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ với báo chí xung quanh nội dung cũng như kỳ vọng về Diễn đàn Báo chí Toàn quốc trong khuôn khổ “Hội Báo toàn quốc 2024”. Diễn đàn với 12 phiên thảo luận nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra với báo chí đang được kỳ vọng mở ra con đường mới cho các cơ quan báo chí thích ứng và phát triển, phục vụ và đóng góp đắc lực cho quốc gia, dân tộc.

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ
Return to top