ClockThứ Tư, 18/01/2017 06:53

Kinh tế toàn cầu 2017-2018 phục hồi khiêm tốn

TTH.VN - Sự phục hồi toàn cầu khiêm tốn dự đoán cho 2017-2018 nên được xem là dấu hiệu của sự ổn định kinh tế hơn là tín hiệu của sự hồi sinh mạnh mẽ và bền vững của nhu cầu toàn cầu, một báo cáo kinh tế mới của Liên Hiệp quốc (LHQ) cho thấy.

Một chiếc chở hàng trên sông Danube, Bulgaria. Ảnh: Scott Wallace

Theo báo cáo Triển vọng Tình hình Kinh tế thế giới năm 2017 của LHQ (WESP), nền kinh tế thế giới tăng chỉ 2,2% trong năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009. Tổng sản lượng thế giới dự kiến ​​sẽ tăng 2,7% trong năm 2017 và 2,9% trong năm 2018, có điều chỉnh giảm nhẹ so với các dự báo được thực hiện hồi tháng 5/2016.

Báo cáo lưu ý rằng, trong khi các nước đang phát triển tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu, chiếm khoảng 60% tăng trưởng tổng sản lượng của thế giới trong giai đoạn 2016-2018, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ở các nước kém phát triển nhất được dự đoán sẽ còn thấp hơn Mục tiêu phát triển bền vững 8 (SDG8) ít nhất 7% (mục tiêu 8.1).

"Theo quỹ đạo tăng trưởng hiện tại và giả sử không có sự suy giảm thu nhập một cách bất bình đẳng, gần 35% dân số ở các nước kém phát triển nhất có thể vẫn còn trong cảnh nghèo đói vào năm 2030," một thông cáo báo chí ngày qua công bố.

Hơn nữa, nhấn mạnh sự cấp bách của những nỗ lực khắc phục tình trạng này, ông Lenni Montiel - Trợ lý Tổng thư ký LHQ về phát triển kinh tế kêu gọi "tăng gấp đôi các nỗ lực để giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi trở lại một cách mạnh mẽ hơn, tăng trưởng toàn diện hơn và tạo ra một môi trường kinh tế quốc tế có lợi cho sự phát triển bền vững".

Cần lưu ý rằng, mức độ khí thải carbon toàn cầu đã giảm trong 2 năm liên tiếp, đây rõ ràng là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm cường độ năng lượng trong các hoạt động kinh tế và sự gia tăng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng tổng thể.

Theo báo cáo, đầu tư năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển đã vượt các nước phát triển trong năm 2015. Tuy nhiên, nếu không có những nỗ lực chính sách phối hợp từ cả khu vực công cộng và tư nhân, các cải tiến gần đây trong việc giảm thiểu khí thải có thể dễ dàng bị đảo ngược.

Trong bối cảnh môi trường kinh tế và tài chính đầy thách thức, báo cáo hướng tới một cách tiếp cận chính sách cân bằng hơn để không chỉ khôi phục lại một quỹ đạo tăng trưởng trung hạn khỏe mạnh, mà còn để đạt được tiến bộ lớn hơn trong sự phát triển bền vững, đồng thời cũng kêu gọi sự hợp tác chính sách quốc tế lớn hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi, phát triển KT-XH

Chiều 27/12, dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm và những kết quả tích cực Bộ Tài chính đã đạt được trong năm 2023.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi, phát triển KT-XH
Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV

Các nước CLMV gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ đạt được đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm 2023; song vẫn ở dưới mức tiềm năng tăng trưởng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, theo một báo cáo vừa được Trung tâm tình báo kinh tế tại Ngân hàng thương mại Siam (SCB EIC) của Thái Lan công bố.

Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV
Tăng cường ngoại giao nghị viện thúc đẩy ổn định ở Đông Nam Á

Tối 20.11, tại thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các nhà lãnh đạo Quốc hội/Nghị viện thành viên AIPA đã tham dự Phiên họp Ban Chấp hành AIPA.

Tăng cường ngoại giao nghị viện thúc đẩy ổn định ở Đông Nam Á
Return to top