ClockThứ Ba, 04/11/2014 05:40

Được mùa tôm trên cát

TTH - Sau nhiều vụ dịch bệnh, thua lỗ triền miên, người dân các xã Phong Hải, Điền Hòa, Điền Lộc... mới có được một vụ mùa bội thu. Cứ mỗi ao nuôi chỉ chừng 2.000-3.000m2 thu được 8-12 tấn tôm.

Có “bà đỡ”, dân an tâm

Thu hoạch tôm
Về vùng cát Ngũ Điền những ngày này, đến đâu cũng nghe bà con râm ran chuyện các hộ nuôi tôm trúng đậm. Gặp bà Trần Thị Loan ở thôn Hải Phú (Phong Hải) khi đang tiến hành thả giống vụ mới. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt bà Loan. Ao nuôi 2.000m2 của bà thả trên 1 triệu tôm giống - “Ba tháng nuôi hầu như đêm nào giấc ngủ cũng chập chờn. Nhiều đêm thức trắng để xử lý kịp thời các sự cố, dấu hiệu dịch bệnh. Nếu vụ này trắng tay sẽ không còn động lực, cơ hội theo đuổi nghề nuôi tôm... Nhưng gian khó cũng được đền đáp khi vụ nuôi vừa rồi thu hoạch 8,3 tấn tôm, thu gần 1 tỷ đồng” - bà Loan tâm sự.
Chính sách hỗ trợ các hộ, nhóm hộ nuôi tôm trong việc đầu tư xây dựng ao xử lý nước thải được huyện triển khai hiệu quả. Bình quân 10 ha, xây dựng 1 ha ao hồ xử lý nước thải với kinh phí khoảng 300 triệu đồng, trong đó huyện hỗ trợ 30%...
Ông Trần Lợi ở thôn Hải Phú (Phong Hải) phấn khởi: - “Đây là vụ nuôi tôm thứ hai liên tiếp được mùa. Thả nuôi 1,5 triệu tôm giống trên diện tích 3.000m2, vụ vừa rồi lãi trên 600 triệu đồng. Bù lại những vụ trước thua lỗ, trong tay vẫn còn lãi 200 triệu đồng”. Có lẽ, sướng nhất đối với ông Lợi cũng như các hộ nuôi là đầu ra sản phẩm ổn định, giá tôm ngày càng tăng. Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam tại khu công nghiệp Phong Điền bao tiêu sản phẩm nên không quá lo đầu ra. Từ khi có “bà đỡ”, người dân chú tâm nuôi hiệu quả, nâng cao năng suất. Vụ nuôi vừa rồi, giá tôm công ty thu mua dao động trên dưới 130 ngàn đồng/kg nên phần lớn các hộ đều có lãi.
Tại xã Phong Hải nuôi khoảng 60 ha, trong đó Công ty Đông Phương 5 ha, còn lại của người dân. Vụ nuôi vừa qua trên 80% hộ có lãi từ vài trăm triệu đến trên 1 tỷ đồng. Điền Lộc cũng là địa phương nổi tiếng nuôi tôm trên cát với diện tích 70 ha tập trung hai thôn Mỹ Hòa và Tân Hội. Các công ty: Trường Sơn, Trường Phú, Song Phú gần 50 ha, diện tích còn lại của hơn 10 nhóm hộ với khoảng 30 gia đình tham gia nuôi. Vụ nuôi vừa rồi có trên 50% nhóm hộ lãi từ 400 triệu đến 600 triệu đồng/1 hồ...
Yếu tố thắng lợi
Quy hoạch của huyện Phong Điền đến năm 2020, huyện khai thác tiềm năng vùng cát đưa vào nuôi tôm với diện tích 900ha. Ngoài quan tâm chất lượng giống, thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện tiếp tục đầu tư quy hoạch ao chứa nước thải, hệ thống xử lý môi trường... đảm bảo hạn chế tối đa dịch bệnh, mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Mấy năm trước tôm nuôi thường xảy ra dịch bệnh dẫn đến thua lỗ, nhiều hộ ở Phong Điền lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường vùng nuôi... Cách đây 2 năm, UBND huyện Phong Điền có chủ trương cấm nuôi đối với những vùng không tuân thủ quy hoạch, không đảm bảo các yếu tố môi trường. Các địa phương đồng tình ủng hộ, khẩn trương rà soát và triển khai quy hoạch, tổ chức lại ao nuôi hợp lý...
Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, sau khi có chủ trương cấm nuôi, hầu hết các xã chấp hành tốt quy định. Tổ quản lý nuôi tôm của huyện thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.
Đến nay, diện tích nuôi tôm trên cát của huyện Phong Điền khoảng 300 ha; trong đó hơn một nửa của các công ty, doanh nghiệp, còn lại của các hộ dân trên địa bàn. Vụ nuôi vừa qua, phần lớn các hộ đều có lãi từ vài trăm triệu đến trên tỷ đồng. Công tác quy hoạch ao nuôi, ao xử lý nước thải hợp lý, chất lượng giống đảm bảo... được xác định là yếu tố mang lại thành công. Các địa phương, tổ quản lý còn kiểm tra chặt chẽ tôm giống trước khi thả.
Quá trình nuôi, các hộ dân, tổ quản lý thường xuyên theo dõi và lấy mẩu nước để kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh. Các hộ vi phạm quy định bị xử phạt nghiêm và cấm không cho nuôi. Những hộ tuân thủ các quy định nếu tôm nuôi xảy ra dịch bệnh sẽ được hỗ trợ theo chính sách của Nhà nước... Từ những cơ chế, chính sách hợp lý của huyện, sự tuân thủ các quy định, quy hoạch, xử lý môi trường... của các địa phương và người dân chính là yếu tố thắng lợi trong nuôi tôm trên cát, không chỉ trong vụ qua mà cho các vụ tới.
Hải Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

TIN MỚI

Return to top