ClockThứ Bảy, 08/06/2013 05:17

Cần giải pháp xử lý hiệu quả bèo lục bình ở Quảng Điền

TTH - Theo thống kê trên địa bàn 4 xã Quảng Thái, Quảng Thành, Quảng Phú và Quảng Thọ (Quảng Điền) có trên 955 tấn bèo lục bình sinh sôi phát triển trên các dòng sông. Tại xã Quảng Thành với số lượng 460 tấn phát triển dày đặc trên dòng sông từ thôn Thành Trung đến cầu Kim Đôi có diện tích hàng chục ha. Ở xã Quảng Thái, trên dòng sông Nịu, bèo lục bình phát triển rất mạnh từ thôn Trằm Ngang đến trạm thủy nông cửa sông Ô Lâu với số lượng 380 tấn.

Bèo lục bình là một loài xâm lấn làm hại hệ sinh thái thủy vực, tắc nghẽn dòng chảy. Với khả năng sinh sản nhanh, bèo này làm cản trở giao thông đường thuỷ, làm nghẽn chỗ lấy nước tưới tiêu, làm tăng lượng bốc hơi so với bản thân diện tích mặt nước, làm giảm đa dạng sinh học, là nơi chứa đủ loại mầm bệnh... Để bảo vệ môi trường nước ở các dòng sông, 2013 huyện Quảng Điền cấp kinh phí trên 100 triệu đồng cho 4 xã tiến hành xử lý bèo Lục Bình. Đến nay, 2 xã Quảng Thành, Quảng Thái huy động hơn 750 lực lượng lao động từ các hội nông dân, phụ nữ, đoàn thành niên để tiến hành vớt bèo lục bình ở 2 dòng sông Nịu xã Quảng Thái và sông Kim Đôi xã Quảng Thành. Hai xã đã tiến hành vớt hơn 840 tấn bèo lục bình. Lượng bèo này sau khi vớt lên cơ quan chức năng mới chỉ rải chất xử lý môi trường chứ không tận dụng số lượng bèo ngay được. Ông Lê Vĩnh Quý, Phó trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện cho hay: “Nếu tận dụng lượng bèo này, ủ thành phân bón hữu cơ sẽ có lợi rất lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp của huyện”.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bèo lục bình nếu tận dụng đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích, như ép lấy nước ủ để sản xuất gas đun nấu, xác lá và thân ủ chua dùng thức ăn cho gia súc, rễ dùng làm nấm… Đặc biệt hơn, một lợi thế cho vùng sản xuất nông nghiệp Quảng Điền là dùng thân cây lục bình vớt lên từ các dòng sông nếu có hầm chứa hay bãi chứa ủ thành đống cho men BioVAC ủ trong thời gian 30 - 45 ngày sẽ cho ra hàng tấn phân hữu cơ vi sinh. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp bà con giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất...

Hiện Quảng Điền rất cần sự quan tâm của các cấp các ngành đầu tư, triển khai giải pháp xử lý bèo lục bình trở thành phân hưu cơ vi sinh để từ mối hiểm họa gây ô nhiễm môi trường trở thành nguồn phân có lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Công Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top